Giáo dục là hoạt động hướng về con người và làm cho xã hội hiện tại tốt đẹp hơn, từng bước xây dựng nên tương lai tươi sáng hơn. Mỗi năm đến Ngày Nhà giáo Việt Nam, công chúng lại được thưởng thức những trang viết tâm huyết tri ân người lái đò tri thức, đề cao một truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “tôn sư trọng đạo.”Bàn về nghề làm thầyĐáng chú ý nhất trong mùa sách kỷ niệm Ngày Nhà giáo năm nay là “Nghề thầy,” của cụ Hoàng Đạo Thúy (1900-1994). Xuất bản lần đầu năm 1944, cuốn sách là tâm huyết của một người thầy nổi tiếng, thần tượng của nhiều thế hệ thanh niên.Đã gần 80 năm trôi qua, nhưng đa số những vấn đề mà tác giả đặt ra cho đến hôm nay vẫn chưa hề cũ. Ví như, cụ Hoàng Đạo Thúy đã xác định rõ mục đích của giáo dục mà những người làm thầy theo đuổi là “đem lũ trẻ con người ta trao cho, mà rèn giũa sao cho nên người, nên người có hiếu, sau này gây được gia đình bền chặt, người dân tốt giúp được nước, người có tâm với thiên hạ, làm người biết đạo người, sống hợp với lẽ Trời Đất.” Từ mục đích đó, cụ cho rằng nếu coi việc đi học chỉ là “để học đọc, học viết, học tính, để thi đỗ, để rồi đi làm, thì đủ thứ sung sướng” là “sai lạc cả mục đích giáo dục.”'Nghề thầy,' của tác giả Hoàng Đạo Thúy (1900-1994).Cuốn sách cũng đưa ra nhiều phương pháp, kinh nghiệm giáo dục giàu tính thực tiễn. Giáo dục với người thầy cũng là công việc cụ thể, chi tiết, hằng ngày hằng giờ với những việc nhỏ nhặt nhất như tắm cho trẻ, dọn vệ sinh trường lớp, giao thiệp với phụ huynh, quan chức ở địa phương, chấm bài, sửa bài, hướng dẫn học sinh làm thủ công… Ở từng việc, cụ Hoàng Đạo Thúy đều chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp quý giá đúc rút từ sách vở và chính trải nghiệm làm thầy của mình.Cuối cùng, tác giả đã phân tích rất hay về sứ mệnh của người thầy và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho người thầy những việc cần làm để hoàn thành sứ mệnh ấy. Cụ thể, là người làm thầy cần có “đủ lòng yêu trẻ,” “đủ lòng tin ở vận mệnh nước mình, ở xã hội này có thể thái bình và tốt đẹp được” từ đó “cả quyết rằng việc giáo dục thanh niên là việc mình, là cả đời mình.”Những trang viết giản dị về nghề giáo ngày nayTuyển tập truyện ngắn và tản văn “Câu hỏi trẻ thơ” của nhà văn, nhà giáo Lê Phương Liên (1951) gồm 25 truyện ngắn và 25 tản văn, được tuyển chọn từ các tác phẩm từng được giải thưởng và xuất bản trong các tuyển tập trong suốt 50 năm qua. Cuốn sách bắt đầu từ truyện ngắn đầu tay viết năm 1970 đến tản văn cuối cùng “Mùa Xuân Corona” viết năm 2020, chia sẻ những trăn trở về nhiều vấn đề nhân sinh thế sự. Tập tản văn của nhà văn, nhà giáo Lê Phương Liên. (Ảnh: Kim Đồng)Những tác phẩm này viết về nhiều chủ đề khác nhau, được sáng tác ở nhiều thời điểm, bối cảnh khác nhau, từ chính trải nghiệm của tác giả, một cô giáo trẻ mới ra trường đầy tâm huyết, đến những truyện đồng thoại nhỏ xinh, những trang văn đẹp đẽ, trong trẻo dành cho lứa tuổi nhi đồng. Nhà văn Lê Phương Liên cũng dành nhiều trang viết về các vùng đất mà tác giả đã có cơ hội đặt chân tới.“Những dòng văn trong cuốn sách là lời tâm tình của một cô giáo dạy toán và cũng là một người mẹ, do đó tôi hy vọng có thể gửi tới người đọc những phút giây đầm ấm yêu thương, những suy nghĩ tươi sáng về cuộc sống và con người,” tác giả bày tỏ.“Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, lẽ sống của tôi là tình yêu thương con người nhất là những người bé bỏng như trẻ em. Tâm tình ấy là do mẹ tôi và bà tôi đã ươm mầm từ khi còn nhỏ. Tôi sớm có một niềm khát khao vươn lên để hiểu biết tinh hoa trí tuệ loài người và mong mỏi được sống trong xã hội thắm tình yêu thương chân thật. Niềm khát khao ấy đã thôi thúc tôi cầm bút viết văn từ tuổi thanh xuân, trải qua những vất vả thăng trầm nỗi niềm ấy vẫn khiến tôi viết tiếp và viết mãi,” bà chia sẻ.Đánh giá về tập sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết: “Viết cho thiếu nhi rất khó. Viết cho lứa tuổi nhi đồng mẫu giáo còn khó hơn nhiều. Lê Phương Liên đã chọn con đường khó nhất ấy để tạo dựng sự nghiệp cho mình. Với tâm hồn trong trẻo, tinh tế và nhạy cảm, lại thêm lối kể chuyện mộc mạc, giản dị mà không kém phần hấp dẫn, sâu sắc.”Để tri ân thầy cô, Nhà Xuất bản Văn học mới đây đã cho ra mắt tác phẩm “Nghề vương bụi phấn” của tác giả Nguyễn Huy Du (1983). Đây là cuốn sách thứ ba của anh, người sáng lập và điều hành mạng xã hội dayhoc.net.vn.Cuốn sách thuộc thể loại văn xuôi, gồm 12 câu chuyện về tình thầy cô và học trò được diễn tả bằng văn phong mộc mạc, giản dị và lôi cuốn. Bạn đọc có thể gặp lại chính mình ở mái trường tuổi thơ, hay hiểu thêm về những gian khó ở những lớp học vùng sâu, miền xa, nơi biên cương, hải đảo. Hình tượng các thầy cô giáo trong tác phẩm vừa thân quen, gần gụi, vừa biểu trưng cho vẻ đẹp của từng thời đại. Còn đó những người thầy đi qua cuộc chiến tranh, những cô giáo sớm hôm vất vả vì bươn chải với nghề, với đời, và cũng lại có các thầy cô giáo trẻ trung, năng động ở chính thời đại công nghệ số./.