Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Thứ năm, 09/03/2023 - 11:11
(Thanh tra) - Đà Bắc là huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Hoà Bình, những năm gần đây, cấp Uỷ, chính quyền từ huyện đến xã đặc biệt quan tâm đến công tác Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nhất là việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia (QG); huyện đã tranh thủ được sự ưu tiên, ủng hộ của các cấp, ngành và quần chúng nhân dân, đến nay gần 60% số trường thuộc Phòng GD&ĐT huyện đã đạt chuẩn QG.
Ông Lường Văn Thi Chủ tịch UBND huyện trao bằng công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 cho trường MN Hoa Hồng
Nằm trong vùng đặc biệt khó khăn
Đà Bắc là huyện vùng cao, hầu hết các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống, kinh tế của đa số nhân dân còn ở mức thấp, vì vậy công tác xã hội hóa giáo dục, việc huy động các nguồn lực cho công tác giáo dục nói chung và xây dựng trường học đạt chuẩn QG nói riêng, đặc biệt là sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiêp trên địa bàn còn hạn chế.
Dân cư trong huyện sinh sống không tập trung, quy mô trường lớp, học sinh nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn cho việc quy hoạch, đầu tư đảm bảo tính ổn định phát triển bền vững. Đặc biệt mặt bằng xây dựng và quỹ đất dành cho việc xây dựng, mở rộng các hạng mục của các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn.
Một khó khăn nữa là tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn và giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp hàng năm còn hạn chế. Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, giáo viên giỏi ít do địa bàn khó khăn nên khi giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi từ cấp huyện, cấp tỉnh... muốn xin luân chuyển đến vùng thuận lợi, nên việc nâng chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn gặp không ít những khó khăn.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị đầu tư cho giáo dục tuy đã được tăng cường từ nhiều chương trình, dự án, song nhìn chung đều có quy mô nhỏ, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các nhà trường, đặc biệt là đối với chương trình giáo dục phổ thông mới; hầu hết các trường vẫn còn thiếu các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ, thiếu nước sinh hoạt, bếp ăn và các hạng mục phụ trợ khác,... Việc huy động các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các địa phương nhìn chung gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hạn chế.
Đà Bắc cũng là huyện có số xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới thấp, đến nay mới chỉ có 4 /16 xã đạt chuẩn.
Phát huy hiệu quả các nguồn lực dành cho giáo dục
Trong những năm qua, công tác GD&ĐT luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền và sự ủng hộ của nhân dân các xã, thị trấn; đặc biệt là sự quân tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đảng, Nhà nước cũng có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh đó đời sống của nhân dân từng bước được ổn định; chất lượng cuộc sống có nhiều tiến bộ, cơ sở hạ tầng được củng cố, tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển.
Cùng với nhiều nỗ lực, quyết tâm của Phòng GD&ĐT, công tác giáo dục của huyện đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực như: Quy mô học sinh, mạng lưới trường, lớp học phát triển ổn định; chất lượng giáo dục được nâng lên; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư ngày càng khang trang; cảnh quan các nhà trường được thay đổi ngày càng xanh, sạch, đẹp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hàng năm được tăng cường cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu chuyên môn, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có tinh thần đoàn kết, thân ái và cộng đồng trách nhiệm trong công việc; yêu nghề, thân thiện và hết lòng vì học sinh thân yêu.
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện cho biết, phòng đã tham mưu cho Huyện ủy xây dựng Đề án trường đạt chuẩn QG giai đoạn 2021 – 2025; chủ động phối hợp với các phòng chức năng liên quan của huyện tham mưu cho UBND huyện, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bố trí đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ổn định quy mô, tổ chức bộ máy các trường theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn QG. Tập trung chỉ đạo và ưu tiên đầu tư cho một số đơn vị trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn QG, các trường thuộc xã vùng 3.
Cùng với đó, Phòng cũng làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện trong việc quy hoạch trường lớp, bố trí đất đai hợp lý, tranh thủ được sự đầu tư của các chương trình dự án tại huyện, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực huy động các nguồn lực xã hội đóng góp, ủng hộ sự nghiệp giáo dục có hiệu quả thiết thực.
Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy học ở tất cả các cấp học; chú trọng đến nâng cao chất lượng các trường vùng khó khăn, các trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn QG.
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trong toàn Ngành; tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt trong các đơn vị trường học.
Tích cực tuyên truyền vận động, huy động các nguồn lực xã hội hóa khác nhằm củng cố tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường. Đặc biệt là sự phối hợp của các cấp đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể các thôn, xóm trong việc huy động nhân dân đóng góp ngày công lao động, cây xanh để xây dựng cảnh quan nhà trường.
Gần 60% trường đạt chuẩn QG
Tính đến hết học kỳ I năm học 2022 - 2023 toàn huyện Đà Bắc đã có 28/47 đơn vị trường học đạt chuẩn QG, tỉ lệ đạt 59,6%, so với tổng số trường học trực thuộc phòng GD&ĐT quản lý.
Riêng năm học 2022-2023, có 3 trường mới được công nhận chuẩn QG là trường TH&THCS Trung thành, TH&THCS Giáp Đắt, Mầm non Đồng Nghê; điều đặc biệt là 3 trường này đều nằm trong 3 xã đặc biệt khó khăn, các trường đều có nhiều điểm trường, điển hình như trường Mầm non Đồng Nghê với 7 điểm trường.
Song song với việc phấn đấu công nhận mới các trường đạt chuẩn QG, Phòng GD&ĐT cũng rất cố gắng quan tâm chỉ đạo, đầu tư củng cố cơ sở vật chất kịp thời trình các cấp kiểm tra, thẩm định công nhận lại các trường đã đạt chuẩn sau 5 năm, không để đơn vị trường nào phải kéo dài quá thời hạn theo quy định.
Cũng trong năm học này đã có 4 trường được công nhận lại trường chuẩn QG là trường Mầm non Hiền Lương, trường Tiểu học Kim Đồng, trường TH&THCS Triệu Phúc Lịch và trường TH&THCS Hào Lý.
Phát biểu tại hội nghị mới được Sở GD&ĐT tổ chức gần đây, ông Quản Văn Giang Nguyên Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc (mới chuyển công tác – pv) nhấn mạnh: Việc xây dựng trường học đạt chuẩn QG phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, từ cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể và nhân dân cùng quan tâm chăm lo mới có thể thực hiện được. Phải có sự chỉ đạo, điều hành sâu sát cụ thể của Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn QG các cấp. Trong đó đặc biệt phát huy vai trò của cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn QG là Phòng GD&ĐT đối với cấp huyện và các cơ sở trường học đối với cấp xã, thị trấn trong việc tham mưu cho lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, thị trấn trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, huy động sức dân đóng góp nhân lực, vật lực, ngày công...để hỗ trợ các nhà trường. Phòng GD&ĐT các địa phương phải tham mưu cho HĐND, UBND giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng trường chuẩn QG hàng năm phù hợp với thực tế và phải được cụ thể hóa bằng Quyết định phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm trong năm của UBND huyện. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn QG có vai trò rất lớn của Hiệu trưởng nhà trường; vì vậy việc lựa chọn cán bộ quản lý, đặc biệt là hiệu trưởng các trường học dự kiến xây dựng trường chuẩn QG là hết sức quan trọng./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà