Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Bảo Yên: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Chí Quý

Thứ năm, 26/10/2023 - 11:05

(Thanh tra) - Xác định công tác giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể, sát thực; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học... Nhờ vậy, nhiều năm trở lại đây, sự nghiệp “trồng người” trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành tựu nổi bật.

Nâng cao chất lượng GD&ĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, bước vào năm học 2022- 2023, ngành GD&ĐT huyện Bảo Yên đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả làm trọng tâm, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, gắn với lồng ghép thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua có quy mô, sức lan tỏa sâu rộng. Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên triển khai các nội dung cho năm học Ông Bùi Minh Tuân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên cho biết: “Để nâng cao chất lượng dạy và học ở các bậc học, ngoài đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục huyện luôn quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về tư tưởng chính trị, ý thức, trách nhiệm cao với nghề, đặc biệt là trách nhiệm trước học sinh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; thành lập các câu lạc bộ trong trường học tạo môi trường thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện... Đồng thời chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp với phụ huynh trong quản lý, giáo dục con em”.

Tiếp tục ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư và lồng ghép các chương trình, dự án, xã hội hóa giáo dục. Cơ sở vật chất trường, lớp học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa. Việc đầu tư được gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với các cơ sở giáo dục ở vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường phổ thông dân tộc bán trú. Năm học 2022 - 2023 toàn ngành GD&ĐT có 832 phòng học thông thường; 147 phòng học bộ môn; 279 phòng hành chính quản trị; 191 phòng công vụ cho giáo viên; 291 phòng ở cho học sinh bán trú; 151 bếp nấu; 468 nhà vệ sinh; trong năm xây mới 80 phòng phục vụ học tập. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.  Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được đầu tư góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tính đến tháng 9/2023, toàn huyện có 48/74 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (chiếm 65%). Kết quả này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, nhất là đối với những trường thuộc vùng khó khăn không có điều kiện kêu gọi xã hội hóa giáo dục.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nhiều năm qua, ngành giáo dục huyện, chính quyền địa phương các xã, thị trấn không ngừng khuyến khích, huy động các nguồn lực, nguồn vốn trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức như góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp... góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Năm học 2022 - 2023 toàn ngành đã huy động được 5 tỷ 250 triệu đồng, trong đó: Huy động tiền mặt là 3 tỷ 870 triệu đồng, hiện vật quy ra tiền mặt là 1 tỷ 380 triệu đồng và 2.320 ngày công lao động.Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong năm học 2022-2023 và đầu năm học 2023-2024, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho huyện triển khai mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các nhà trường với tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng.  Môi trường giáo dục được cải thiện và đạt nhiều thành tựu nổi bật Thiết bị dạy học trong các trường mầm non, phổ thông được quan tâm đầu tư mua sắm theo đúng danh mục quy định của Bộ GD&ĐT, theo hướng đồng bộ hóa kết hợp với tăng cường trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý đã từng bước phát huy hiệu quả cho hoạt động dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.Các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh được chi trả đầy đủ, kịp thời nhằm khuyến khích, động viên học sinh tham gia học tập đạt hiệu quả cao. Năm học 2022 - 2023 có tổng số 2.697 học sinh ở bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ, 100 học sinh ở bán trú theo Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND; 156 học sinh khuyết tật được hỗ trợ; 13601 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập; 5.921 học sinh được miễn học phí và 4.302 trẻ được hỗ trợ ăn trưa.Công tác chuyển đổi số trong ngành Giáo dục được quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Đến nay, 100% trường học có kết nối internet băng rộng, có 552 máy tính phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, 100% máy tính được kết nối internet tốc độ cao đảm bảo cho công quản lý nhà tường và hỗ trợ dạy học. Sử dụng hiệu quả các phần mềm: Quản lý văn bản điều hành, cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm phổ cập giáo dục - xóa mù chữ, phần mềm dinh dưỡng...  Tỷ lệ học sinh đến lớp đạt 100% kế hoạch

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nhiều năm qua, ngành giáo dục huyện, chính quyền địa phương các xã, thị trấn không ngừng khuyến khích, huy động các nguồn lực, nguồn vốn trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức như góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp... góp phần giải quyết khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Năm học 2022 - 2023 toàn ngành đã huy động được 5 tỷ 250 triệu đồng, trong đó: Huy động tiền mặt là 3 tỷ 870 triệu đồng, hiện vật quy ra tiền mặt là 1 tỷ 380 triệu đồng và 2.320 ngày công lao động.Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong năm học 2022-2023 và đầu năm học 2023-2024, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho huyện triển khai mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các nhà trường với tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng.  Môi trường giáo dục được cải thiện và đạt nhiều thành tựu nổi bật Thiết bị dạy học trong các trường mầm non, phổ thông được quan tâm đầu tư mua sắm theo đúng danh mục quy định của Bộ GD&ĐT, theo hướng đồng bộ hóa kết hợp với tăng cường trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý đã từng bước phát huy hiệu quả cho hoạt động dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.Các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh được chi trả đầy đủ, kịp thời nhằm khuyến khích, động viên học sinh tham gia học tập đạt hiệu quả cao. Năm học 2022 - 2023 có tổng số 2.697 học sinh ở bán trú theo Nghị định 116 của Chính phủ, 100 học sinh ở bán trú theo Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND; 156 học sinh khuyết tật được hỗ trợ; 13601 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập; 5.921 học sinh được miễn học phí và 4.302 trẻ được hỗ trợ ăn trưa.Công tác chuyển đổi số trong ngành Giáo dục được quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Đến nay, 100% trường học có kết nối internet băng rộng, có 552 máy tính phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, 100% máy tính được kết nối internet tốc độ cao đảm bảo cho công quản lý nhà tường và hỗ trợ dạy học. Sử dụng hiệu quả các phần mềm: Quản lý văn bản điều hành, cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm phổ cập giáo dục - xóa mù chữ, phần mềm dinh dưỡng...  Tỷ lệ học sinh đến lớp đạt 100% kế hoạch

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm