Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ năm, 19/08/2021 - 11:50
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn đã phát biểu như vậy tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non (GDMN) diễn ra ngày 18/8.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TT
Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh cho biết, trong bối cảnh của dịch bệnh Covid -19, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bậc GDMN đã thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đạt nhiều kết quả khả quan.
Trên 5 triệu trẻ em tại cơ sở GDMN được đảm bảo an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao, trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng vào lớp 1 bằng nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực; chế độ, chính sách cho trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Năm học 2020 - 2021, toàn quốc có 15.480 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, 21.236 điểm trường lẻ. So với năm học trước tăng 19 trường, giảm 2.724 điểm trường lẻ.
Toàn quốc huy động 5.357.046 trẻ em mầm non đến cơ sở GDMN, tăng 50.725 trẻ so với năm học trước. Cuối năm học 2020-2021, tỉ lệ trẻ em được học 2 buổi/ngày đạt 99,2% (tăng 0,2%), tỉ lệ trẻ em mầm non được tổ chức ăn bán trú đạt 93,3% (tăng 0,3%). Đáng chú ý, tỉ lệ trẻ em ngoài công lập đạt 23,2%, tăng 1,1% so với năm học trước.
Đội ngũ giáo viên được nhiều tỉnh/thành phố quan tâm tuyển dụng bổ sung, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng chương trình GDMN. Hiện tổng số đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có 529.531 người. Bình quân 1,84 giáo viên/lớp (tăng 0,02). Tỉ lệ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên theo Luật Giáo dục 2019 đạt 78,9% (tăng 5,2%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng theo ông Minh, GDMN trong năm học qua gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trẻ em mầm non phải ở nhà trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt. Chuyển đổi phương pháp giáo dục trong thời điểm dịch còn hạn chế. Cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp nhiều khó khăn, nguy cơ giáo viên mầm non chuyển đổi nghề nghiệp, bỏ việc, nhiều đơn vị phải dừng hoạt động và có nguy cơ giải thể.
Các cơ sở GDMN không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ mầm non, mà tập trung phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ tại nhà. Tranh thủ thời gian vàng trẻ đến trường để ưu tiên hướng dẫn kỹ năng, điều kiện cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
Các địa phương cũng khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại của các cơ sở GDMN trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tham mưu cho chính quyền các cấp có giải pháp hỗ trợ khắc phục khó khăn để duy trì hoạt động của các cơ sở, hỗ trợ giáo viên bị ảnh hưởng, tránh tình trạng giáo viên nghỉ việc, cơ sở GDMN giải thể, bởi đây là nguy cơ rất lớn đối với GDMN.
Theo Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, năm học 2020-2021, GDMN chịu nhiều ảnh hưởng, nhiều khó khăn, thách thức trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, các địa phương, các cơ sở GDMN đã hết sức cố gắng, vượt khó, thể hiện trách nhiệm, năng động, sáng tạo, hoàn thành mục tiêu cơ bản của năm học, tỷ lệ huy động trẻ đến trường cao, đặc biệt là với mẫu giáo 5 tuổi.
Năm học mới 2021-2022 là năm toàn ngành tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển và đổi mới. Đồng thời cũng là năm triển khai các hoạt động giáo dục an toàn, đảm bảo mục tiêu chất lượng trong điều kiện dịch bệnh còn tiếp tục ảnh hưởng lâu dài.
Với bậc học mầm non, trước hết, toàn xã hội, toàn ngành cần quan tâm hơn nữa, quan tâm một cách chính đáng, hiệu quả, thiết thực tới bậc học này. “Những gì tốt đẹp nhất phải dành cho trẻ em, sự đổi mới của giáo dục cần phải từ bậc học nền tảng, bậc mầm non. Chăm lo tới giáo dục mầm non chính là quan tâm phát triển toàn diện trẻ em, coi trọng yếu tố nhân cách và con người”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Là bậc học có nhiều đặc điểm riêng về chăm sóc và nuôi dạy, Bộ trưởng cho rằng, cần tăng cường thêm các biện pháp, chính sách sao cho phù hợp. Trong điều kiện thực tế của năm học chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, cần xem xét việc dạy học ở bậc mầm non sao cho linh hoạt, phù hợp. Với những nơi trẻ em không thể đến lớp, cần phối hợp với gia đình để có biện pháp hỗ trợ.
Cần nhận thức đầy đủ thách thức đặt ra, từ đó linh hoạt đề ra giải pháp, trong đó vai trò chủ động của địa phương là rất quan trọng. Cụ thể, các địa phương cần ưu tiên ngân sách cho kiên cố hóa trường học, chủ động có giải pháp khắc phục về thiếu hụt giáo viên, tập trung nguồn lực triển khai chương trình giáo dục mầm non mới và một số chính sách khác đối với bậc học mầm non.
Bộ trưởng cũng chia sẻ và cảm thông với đội ngũ giáo viên mầm non, bởi đặc thù công việc nặng nhọc, thời gian làm việc dài, áp lực lớn, yêu cầu cao, trong khi thu nhập lại thấp. Do vậy, phải bằng nhiều cách thức để tháo gỡ, làm sao tăng thu nhập thực tế để giáo viên gắn bó, yên tâm với công việc. Ngoài ra, cần tăng hệ thống các trường tư thục, với yêu cầu giáo viên hệ thống trường tư cũng phải có quyền lợi để đảm bảo tốt công việc.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục ban hành chính sách, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên về cấp phép hoạt động với các cơ sở này. Bạo hành trẻ, theo Bộ trưởng đã có bước cải thiện nhưng trong năm vẫn xảy ra ở một số nơi, do đó vấn đề này rất cần được quan tâm trong thời gian tới.
“Phấn đấu, để trẻ em đến lớp được yên vui, thầy cô công tác được yên tâm, cha mẹ gửi con được yên lòng. Ba chữ “yên” đó là thước đo sự thành công cho việc triển khai ở bậc học này. Dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam