Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vé cáp treo Yên Tử tăng 12 - 15%

Thứ năm, 23/01/2014 - 13:07

(Thanh tra) - Trang web của Ban Quản lý Yên Tử đã công bố giá vé cáp treo Yên Tử năm 2014. Theo đó, giá vé khứ hồi 2 tuyến là 280.000 đồng, vé 1 chiều là 150.000 đồng/lượt/người lớn; trẻ em 100.000 đồng/lượt, tăng từ 30.000 đến 50.000đồng/vé.

Cáp treo Yên Tử luôn hoạt động hết công suất trong mùa lễ hội. Ảnh: Trà Vân

Bà Nguyễn Ngọc Anh, ở TP Nam Định chia sẻ: “Sau khi biết thông tin giá vé cáp treo tăng, chúng tôi rất lo. Thế là, khai hội năm nay, thay cho việc cả nhà được đi Yên Tử như mọi năm thì phải rút lại chỉ đi đại diện thôi. Sao họ lại tăng giá vé nhỉ? Trong lúc kinh tế khó khăn thế này, mà doanh nghiệp chẳng chia sẻ với người dân. Với chúng tôi, đi lễ Yên Tử đầu năm không chỉ là hái lộc du Xuân, mà còn là hướng về cõi tâm linh, cầu Phật Hoàng gia hộ cho bà con một năm mới an lành”.Còn nhóm Đạo Tràng ở Cầu Giấy, Hà Nội, mỗi dịp Tết, có khoảng 50 Phật tử về Yên Tử. Năm nay, riêng tiền vé đi cáp treo đã lên tới khoảng gần 15 triệu đồng, tăng hơn 1,5 triệu đồng so với năm ngoái. Một số tiền không nhỏ so với đồng lương của cán bộ về hưu. “Năm nay, chúng tôi háo hức về Yên Tử, vừa đi lễ để cầu cho một năm mới hạnh phúc bình an, vừa để được chiêm bái pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên An Kỳ Sinh rất kỳ vĩ. Đúng thời điểm này, doanh nghiệp lại tăng giá vé cáp treo, không hiểu làm sao nữa”, bác Nguyễn Nam Vinh, ở Trung Kính, Cầu Giấy chia sẻ.Theo tìm hiểu của PV, hệ thống cáp treo Yên Tử do Công ty Cổ phần Tùng Lâm đưa vào khai thác hơn 10 năm nay. Đây là hệ thống cáp hiện đại, công nghệ tiên tiến của Pháp và Hàn Quốc, đáp ứng tiêu chí an toàn, tiện lợi cho du khách. Trước đây, sau nhiều lần tăng giá vé, du khách đành phải chấp nhận với lý do mà công ty đưa ra là: Công trình mới đưa vào sử dụng nên phải thu hồi vốn. Thế nhưng, sau hơn 10 năm, thì quá trình khấu hao của cáp không hề ít, đáng lẽ, công ty phải chia sẻ lợi nhuận với du khách, đằng này lại tiếp tục tăng.Chỉ cần làm một phép tính đơn giản, lượng du khách tăng đột biến trong vài năm gần đây, nhất là năm 2013, đã có gần 2,1 triệu lượt khách đến Yên Tử, với giá vé 250.000 đồng/khách, thì số tiền mà công ty thu về là trên 530 tỷ đồng. Chưa kể, công ty tổ chức các khu chợ Xuân, ki-ốt, nhà hàng, nhà nghỉ... cho thuê biển quảng cáo với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu... không tăng, giá điện thì được ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, việc tăng giá vé cáp treo trong thời điểm kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân đang rất vất vả, đã phải oằn lưng chịu nhiều khoản chi tiêu cho dịp Tết, mà nay muốn được về chốn thiêng Yên Tử phải tính toán, cân nhắc, khiến cho việc hành hương không được toại tâm, toại ý.Một gia đình quê từ Thái Bình gồm 4 người, hành hương về Yên Tử phải mất gần 500 ngàn tiền vé xe, cộng thêm gần 1,2 triệu đồng vé cáp treo, ăn uống, tiền lễ... Tiết kiệm họ cũng phải chi gần 2 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ, đối với gia đình nông dân nghèo, thậm chí cả với gia đình công chức.Dự kiến năm 2014, trên 2,3 triệu lượt khách sẽ đến Yên Tử. Ảnh: Trà VânLý giải cho việc tăng giá vé, ông Nguyễn Văn Thiết - Giám đốc Công ty Cổ phẩn Tùng Lâm cho biết, do nhiều năm qua phải chịu lỗ, cộng thêm với chi phí nhân công phục vụ cho hệ thống cáp và vệ sinh khu vực Yên Tử cao, nên công ty đành phải tăng giá vé. Và, giá vé này cũng đã được thông qua các cấp chính quyền của TP Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh. Như vậy, năm nay dự kiến lượng khách đến với Yên Tử tăng hơn năm ngoái 10%, khoảng 2,3 triệu lượt do có thêm công trình bảo tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, nhiều người dân muốn được tận mắt chiêm bái. Theo đó, số tiền công ty thu về tăng hơn so với năm ngoái gần 100 tỷ đồng.Đại diện Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh cho rằng, tăng giá vé là việc của doanh nghiệp, nhà sư không có quyền can thiệp. Nhưng, vô hình chung, nhiều Phật tử sẽ khó có điều kiện để được về 'Kinh đô Phật giáo", để được thắp hương, ngắm tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, để cầu an lành cho một năm mới - đó như là món ăn tinh thần không thể thiếu được của mỗi người con đất Việt đối với Phật Hoàng. Trong khi đó, nguồn vốn để xây dựng danh thắng Yên Tử chủ yếu là nguồn vốn xã hội hóa toàn dân. “Vẫn biết rằng, trong kinh doanh thì yếu tố đầu tiên là phải có lợi nhuận, nhưng kinh doanh trên đất Phật thì phải thấm nhuần triết lý của nhà Phật luôn đem lại lợi lạc cho chúng sinh”, Đại đức Thích Đạo Hiển, Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh nói.

Thiết nghĩ, lý do mà Công ty Cổ phần Tung Lâm đưa ra có thể khắc phục được bằng cách cắt giảm nhân lực, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và các chi phí khác để góp phần không tăng giá vé trong dịp Xuân Giáp Ngọ này, để chia sẻ niềm vui với du khách khi về Yên Tử.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…

Trọng Tài

12:22 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm