Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Du lịch trong trạng thái mới, phục hồi và phát triển

Xuân Thống

Thứ sáu, 18/02/2022 - 06:37

(Thanh tra)- Cuối năm 2021, Nghệ An tổ chức hội thảo toàn quốc về du lịch với chủ đề “Du lịch Việt Nam: Phục hồi và phát triển”. Qua hội thảo đã cung cấp bức tranh tổng thể, bao quát về thực trạng của du lịch thế giới và Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19; những cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Hội thảo du lịch “Phục hồi và phát triển” mở ra nhiều cơ hội cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh Covid-19. Ảnh: Xuân Thống

Du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Cùng với nhiều chính sách để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là trong bối cảnh đất nước đang chịu tác động mọi mặt của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, ngành Du lịch cũng như nền kinh tế cả nước hiện đang từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn. Việt Nam tự tin trên con đường dẫn tới sự phục hồi du lịch, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch.

Theo đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), trong suốt 4 đợt bùng phát của dịch Covid-19, các hoạt động du lịch quốc tế đóng cửa hoàn toàn, khách nước ngoài chủ yếu là các chuyên gia, khách công vụ. Du lịch nội địa hoạt động phụ thuộc vào chu kì bùng phát dịch và diễn ra hết sức cầm chừng. Năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34%; tổng thu từ du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 59%. Năm 2021, tình hình càng tồi tệ hơn với đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh trong cả nước, khiến các hoạt động kinh tế, xã hội của phần lớn tỉnh/thành trong cả nước đình trệ nhiều tháng, khách du lịch quốc tế chưa đón, khách du lịch nội địa tiếp tục giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2020. Các quy định giãn cách phòng chống dịch, đóng cửa các điểm tham quan du lịch và dừng hầu hết các dịch vụ cung ứng du lịch làm chuỗi dịch vụ đứt gãy nghiêm trọng.

Vượt qua đợt dịch thứ 4 cùng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa, Việt Nam đang từng bước dần quay trở lại cuộc sống bình thường mới, với mục tiêu mới Chính phủ đã xác định là công tác phòng chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội, chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Đối với lĩnh vực du lịch, thực hiện Nghị quyết số 63/NQ và Nghị quyết 128 của Chính phủ, Bộ VH-TT&DL đã ban hành kế hoạch triển khai các chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành; đồng thời chỉ đạo ngành Du lịch tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với tình hình mới nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát, khống chế.

Có thể thấy, trước bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam đang trong tầm kiểm soát tương đối tốt, đây sẽ là điều kiện tiên quyết mở ra cơ hội lớn cho ngành Du lịch mau chóng tái khởi động, phục hồi và phát triển trong những giai đoạn tới. Do đó, để du lịch phục hồi và phát triển, các yếu tố: An toàn - mở - đồng bộ là giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho cùng sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành, các địa phương, điểm du lịch, doanh nghiệp.

Khu du lịch Hòn Mát ở thị xã Thái Hòa là điểm du lịch mới được đánh thức ở Tây Bắc Nghệ An. Ảnh: Xuân Thống

Nghệ An - Điểm đến ấn tượng, an toàn và tin cậy

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An, năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu đến các ngành dịch vụ và thương mại, trong đó du lịch là một trong những ngành bị tổn thất sâu. Qua khảo sát có tới 70-80% cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn phải dừng hoạt động. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động đến các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là thương mại, du lịch, vận tải. Năm 2021, tổng lượt khách lưu trú đạt 1.268.000 lượt, bằng 47%; doanh thu du lịch đạt trên 1.088 tỷ đồng, bằng 42% so với năm 2020.

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nhiều hoạt động văn hóa - thể thao hay hoạt động liên kết phát triển du lịch như: Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch giữa TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng tại Nghệ An, Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch Nghệ An tại Hà Nội năm 2021, đón các đoàn Famtrip đến khảo sát du lịch Nghệ An... đều phải tạm ngừng, hoãn, hủy; lượt khách tham quan tại các bảo tàng, khu di tích… cũng giảm mạnh.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra thông báo chuyển trạng thái sang bình thường mới, đặt ra yêu cầu các ngành kinh tế phải tùy theo tình hình cụ thể để có phương án tổ chức hoạt động hiệu quả. Tỉnh Nghệ An ban hành kế hoạch về khôi phục hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới đến năm 2022, nhằm chủ động, kịp thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để khôi phục hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới bảo đảm mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 để phục hồi và phát triển. Đến nay, các huyện, thành, thị ban hành kế hoạch để phục hồi hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới.

Theo ông Thái Thanh Quý, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch được xác định là ngành kinh tế có nhiều thế mạnh và được ưu tiên tập trung đầu tư, hướng tới trở thành “trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ”.

Nghệ An cũng là địa phương sớm ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Những năm gần đây, ngoại trừ thời gian bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, ngành Du lịch Nghệ An đã có những bước phát triển đúng hướng, phát huy hiệu quả các giá trị di sản, danh lam, thắng cảnh của quê hương, các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, độc đáo, có chất lượng hơn. Hạ tầng du lịch như sân bay, cơ sở lưu trú, nhà hàng, trung tâm thương mại phát triển mạnh, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Cùng với TP Vinh và thị xã Cửa Lò, mạng lưới du lịch đã hình thành ở hầu hết các huyện, thành, thị, nổi bật như ở Nam Đàn, Thanh Chương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong... Trên thực tế, ngành Du lịch đã và đang đóng góp rất quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngân sách của tỉnh, cải thiện chất lượng đời sống người dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…

Trọng Tài

12:22 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm