Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 06/05/2024 - 12:48
(Thanh tra) - Đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, đến thời điểm này, ngành công nghiệp "không khói" gần như đã phục hồi lại như thời "hoàng kim" 2019. Ngành Du lịch đang cùng các địa phương, doanh nghiệp nỗ lực trở lại “đường đua”, tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng cao trong những tháng đầu năm 2024. Ảnh: TH
Nỗ lực hút khách
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt 6 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu cao hơn 3,9% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. Cụ thể, trong 4 tháng, tổng lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt, riêng tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt (tăng 58,2% so với cùng kỳ năm trước).
Du lịch phục hồi mạnh mẽ nhờ hiệu quả của chính sách thị thực thuận lợi, cùng với các chương trình kích cầu xúc tiến du lịch. Đặc biệt, việc thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo hướng kéo dài thời hạn thị thực điện tử (e-visa), đồng thời không giới hạn số lần xuất cảnh, không phải làm thủ tục cấp thị thực mới đã tạo cú hích mạnh giúp ngành Du lịch tăng tốc trong cuộc đua hút khách quốc tế.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến hoạt động trao đổi khách du lịch. Những năm gần đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và phía các đối tác đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều, như Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) và Văn phòng Đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ MOU về hợp tác nhằm thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa 2 nước.
Từ hợp tác này, hai bên chia sẻ thông tin liên quan đến chính sách du lịch, xu hướng thị trường du lịch, thống kê du lịch và thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp du lịch…
Cũng từ đó, xây dựng các chương trình du lịch Việt Nam - Hàn Quốc mang tính chuyên nghiệp cao từ việc nghiên cứu nhu cầu của khách, xây dựng sản phẩm, quảng cáo, tư vấn cho khách du lịch, tổ chức các chuyến du lịch giữa 2 quốc gia.
Mặt khác, ngành Du lịch Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy trao đổi khách du lịch với các nước thông qua nhiều hoạt động hợp tác và kết nối kinh doanh du lịch, trong đó nổi bật như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Australia… Theo các chuyên gia du lịch, sau đại dịch, những xu hướng du lịch mới đã nhanh chóng được áp dụng để điều chỉnh theo những thay đổi trong hành vi của khách hàng, việc hợp tác trao đổi khách du lịch cũng là một hướng hợp tác nhằm tăng cường kết nối các điểm đến.
Thực tế, các chính sách hợp tác từ ngành Du lịch, đặc biệt là từ vai trò của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ mở ra cơ hội gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Để tạo ra hiệu quả, vai trò của từng địa phương trong việc khai thác giá trị của điểm đến thông qua các sản phẩm du lịch và công tác xúc tiến, quảng bá rất quan trọng và cần tính chủ động.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Để kích cầu du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế đến Việt Nam đòi hỏi nhiều giải pháp thiết thực như cơ cấu lại thị trường quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến du lịch; đẩy mạnh các sản phẩm du lịch mới; đặc biệt là phát triển du lịch xanh, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Thời gian qua, nhiều địa phương, điểm đến đã tiên phong sáng tạo, phát triển xanh hóa theo cách của mình như hướng những sản phẩm du lịch khai thác giá trị bản địa, cộng đồng, nông nghiệp, sản phẩm hữu cơ, rừng và khu bảo tồn.
Cùng với đó rất quan trọng là sự nỗ lực của ngành Du lịch. Làm gì để du lịch Việt Nam thực sự cất cánh? Trăn trở ấy cũng chính là động lực để ngành Du lịch tìm bằng được lời giải, vẫn biết rằng điều đó không bao giờ là dễ dàng.
Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, cùng với việc tận dụng lợi thế “trời cho”, thì rất cần kiến tạo những điểm đến vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa của ngành Du lịch. Đó chính là xu thế phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với những sản phẩm du lịch sáng tạo, độc đáo, có khả năng thu hút và giữ chân du khách liên tục trong nhiều năm.
Các chuyên gia du lịch chỉ ra, không thể đơn giản khi cho rằng chỉ cần khách quốc tế tới Việt Nam đã là thắng, mà quan trọng là cách nào để họ ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và có những trải nghiệm ấn tượng, độc đáo để trở lại nhiều lần.
Thời gian qua, nhiều tổ chức du lịch, các địa chỉ mạng uy tín của thế giới đã đánh giá cao, xếp hạng cao về “điểm đến Việt Nam”, khi cho rằng Việt Nam không chỉ còn là “một viên ngọc ẩn”, mà là viên ngọc đã tỏa sáng.
Đáng chú ý, du khách nước ngoài rất ấn tượng với sự thân thiện và mến khách của người Việt Nam. Tại những nơi ghé thăm, du khách nước ngoài sẽ được chào đón bằng những nụ cười và luôn được giúp đỡ khi gặp khó khăn.
“Người Việt Nam luôn mỉm cười để chào đón du khách đến với đất nước của họ. Mặc dù bạn có thể bị lạc đường nhưng bạn sẽ không cần phải lo vì người dân sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn”, trang The Travel của Canada thông tin.
Còn tạp chí du lịch Condé Nast Traveler cho rằng, du khách không chỉ có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của vùng miền tại các khu chợ, khách du lịch còn có thể tìm hiểu thêm nhiều nét đẹp văn hóa được bộc lộ trong cách mua bán của người dân địa phương...
Dù du lịch Việt Nam đã trở lại đường đua, nhưng cũng không hẳn là đã hết khó khăn. Theo ông Phạm Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phải có sự vào cuộc của tất các các ngành và có sự liên kết, thống nhất của các cơ quan, các địa phương. Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng đầu tư hạ tầng, cơ sở lưu trú...
Theo ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group: “Phải phục vụ tốt du khách đã đến. Khách hài lòng, họ sẽ trở lại và giới thiệu nhiều du khách đến Việt Nam”. Ông Hà cho rằng, về cơ bản, doanh nghiệp du lịch phải tạo ra được giá trị cho người tiêu dùng, mình thích mình yêu rồi mình mới bán cho khách hàng. Chúng ta cần phải đưa được tài nguyên văn hóa trở thành những sản phẩm hay công nghiệp văn hóa như các nước đã làm. Ví dụ từ Hàn Quốc, họ đã rất thành công khi biến văn hóa thành một ngành công nghiệp triệu đô, lớn hơn cả nhiều nhà máy, công xưởng, lại góp phần quảng bá văn hóa ra thế giới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền