Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ ba, 27/12/2022 - 06:35
(Thanh tra)- Bên cạnh việc đăng cai và tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động du lịch quy mô cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc, ngành Du lịch Lai Châu tập trung quảng bá xúc tiến du lịch trên nền tảng internet, tận dụng tối đa hiệu ứng các trang mạng xã hội… Năm 2022, lượng khách du lịch đến với Lai Châu đạt 762.000 lượt, tăng 103,2% so với cùng kỳ, doanh thu đạt hơn 555 tỷ đồng, tăng 226,84% so với kế hoạch.
Du khách thích thú trải nghiệm hoạt động văn hóa Lai Châu tại TP HCM. Ảnh: Internet
Bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch
Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, trong đó, có 5 Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghệ thuật múa Xòe, Trò chơi kéo co của dân tộc Thái, Lễ Tủ Cải của đồng bào dân tộc Dao, Lễ hội Gầu Tào của người Mông và Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lự. Đặc biệt, hát Then của dân tộc Thái đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc là nguồn lực quan trọng để tỉnh phát triển du lịch.
Nghề thủ công truyền thống như: Dệt, thêu, đan lát, rèn… đang được chú trọng phát triển, các sản phẩm thủ công truyền thống do bàn tay con người Lai Châu làm ra rất tinh xảo, có tính thẩm mỹ cao và được du khách ưa chuộng. Ẩm thực cũng là thế mạnh của tỉnh, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận các món ăn: Cá bống vùi tro, Xôi tím Lai Châu được chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021 - 2022); công nhận các đặc sản: Quả óc chó nếp Sìn Hồ và Rượu ngô Sùng Phài được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2021 - 2022).
Chị Lò Thị Nhung, chủ Homestay Tâm Nhung, bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ cho biết, ẩm thực dân tộc Thái rất phong phú, như: Cá bống vùi tro, rêu đá, sâu đá, cá nướng kiểu pa pỉnh tộp - thứ cá nướng mắc khén nổi tiếng vùng Tây Bắc. Đến bản, du khách được thưởng thức ẩm thực dân tộc Thái, trải nghiệm văn hóa đặc sắc như múa xòe, múa sạp. Chúng tôi cho du khách trải nghiệm gội đầu kiểu dân tộc Thái. Người Thái vào ngày 30 Tết có lễ gội đầu để cầu may mắn và sức khỏe. Là người con bản Vàng Pheo, tôi muốn bảo tồn tri thức văn hóa dân gian và ẩm thực dân tộc Thái.
Đề án "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch", Lai Châu phấn đấu có 5 bản du lịch cộng đồng tiêu biểu gắn với trải nghiệm văn hóa của 5 dân tộc, cụ thể: Bản Vàng Pheo của huyện Phong Thổ phát triển du lịch cộng đồng gắn với ẩm thực và văn hóa đặc trưng dân tộc Thái; bản Sin Suối Hồ của huyện Phong Thổ trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hóa của người dân tộc Mông; bản Sì Thâu Chải của huyện Tam Đường trải nghiệm văn hóa của người Dao; bản Hon của huyện Tam Đường trải nghiệm văn hóa của dân tộc Lự. Đến năm 2025, bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng tiêu biểu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Trong nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống, những năm qua, tỉnh Lai Châu tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc; phục dựng, bảo tồn 16 lễ hội tiêu biểu của các dân tộc thiểu số. Điển hình là các lễ hội: Lễ cúng Thánh thạch của người Hà Nhì; Lễ mừng cơm mới của người Si La; Lễ hội Nàng Han của đồng bào Thái… Đây là những mô hình bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Doanh thu vượt chỉ tiêu kế hoạch
Ngành Du lịch Lai Châu đã tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tại các tỉnh trong khu vực, toàn quốc và đăng cai tổ chức tại tỉnh như: Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022; tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao lần thứ II tại Thái Nguyên; Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu năm 2022 tại thành phố Hồ Chí Minh... Các sự kiện đã nhận được sự tham gia, cổ vũ và hưởng ứng của du khách trong nước và quốc tế, để lại ấn tượng tốt đẹp về miền đất, thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu đối với bạn bè trong nước và nước ngoài, mang lại hiệu ứng tích cực trong công tác xúc tiến, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Lai Châu đến với nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Tỉnh cũng đã xây dựng và hình thành một số sản phẩm du lịch tạo điểm nhấn có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và cả nước được nhiều du khách và công ty lữ hành lựa chọn trong chương trình tour đến với Tây Bắc như: Bản Sin Suối Hồ; Khu du lịch sinh thái cầu kính Rồng Mây; Khu du lịch sinh thái Đèo Hoàng Liên Sơn (Ô Quý Hồ); Du lịch thể thao mạo hiểm gắn với chinh phục các đỉnh cao (Pu Si Lung, Pu Ta Leng, Tả Liên Sơn, Kỳ Quan San/Bạch Mộc Lương Tử…).
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu Trần Mạnh Hùng cho biết, bám sát chủ trương mở cửa phát triển du lịch trên phạm vi cả nước của Chính phủ, sở đã chủ động tham mưu đưa Lai Châu là một trong những tỉnh tiên phong, chủ động có các phương án khôi phục, phát triển du lịch địa phương với việc đăng cai và tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có quy mô cấp tỉnh, cấp khu vực và toàn quốc.
Bên cạnh đó, tập trung quảng bá xúc tiến du lịch trên nền tảng internet, tận dụng tối đa hiệu ứng các trang mạng xã hội…; đưa hình ảnh điểm đến Lai Châu đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là mở rộng thị trường tiếp cận nguồn khách phía Nam.
Vì vậy, lượng khách du lịch đến với Lai Châu ngày càng tăng, trong năm 2022, ước đón khoảng 762.000 lượt khách, đạt hơn 203% (tăng hơn 103,2%) so với cùng kỳ và đạt 155,51% so với kế hoạch năm 2022. Tổng doanh thu ước đạt hơn 555 tỷ đồng, ước đạt 231,6% (tăng 131,6%) so với năm 2021, đạt 126,84% so với kế hoạch năm.
Thới gian tới, ngành du lịch đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá du lịch, làm tốt công tác quản lý, cập nhật tin, bài tuyên truyền, quảng bá về du lịch Lai Châu trên các trang thông tin điện tử, bản tin du lịch điện tử, các trang mạng xã hội. Tham mưu, quản lý, phối hợp triển khai đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển…
Năm 2023, ngành Du lịch Lai Châu phấn đấu thực hiện chỉ tiêu 820.000 lượt khách (trong đó có 18.000 lượt khách quốc tế và 802.000 lượt khách nội địa), doanh thu phấn đấu đạt 594,600 tỷ đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương