Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/02/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Từ 15/3, Việt Nam mở lại hoạt động du lịch sau hai năm đóng băng. Quyết định mở cửa đã mang đến nhiều cơ hội hồi phục và phát triển cho doanh nghiệp, lữ hành trong điều kiện bình thường mới. Các doanh nghiệp, công ty lữ hành kỳ vọng sự trở lại mạnh mẽ của khách nước ngoài và sẵn sàng lên kế hoạch đón khách.
Các lữ hành du lịch sẵn sàng đưa, đón khách an toàn trong bối cảnh mới. Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Đưa, đón khách an toàn trong bối cảnh mới
Theo Tổng cục Du lịch, sau 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện cả nước có 95% doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Nhiều lao động trong ngành buộc phải nghỉ việc hoặc làm công việc khác. Vì thế, ngay khi có chủ trương mới của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã bày tỏ sự phấn khởi vì hoạt động du lịch đã được khơi thông với nhiều chính sách được nới lỏng hơn.
Sau khi được Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3, trong đó có cả hoạt động đón khách quốc tế (inbound) và đưa khách Việt Nam đi nước ngoài (outbound). Ngay lập tức, nhiều doanh nghiệp lữ hành lên kế hoạch, xây dựng đa dạng các sản phẩm, đảm bảo mức giá tốt nhất để sẵn sàng đưa, đón khách an toàn trong bối cảnh mới.
Hầu hết các công ty du lịch và lữ hành đều chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi từ rất lâu, mọi hoạt động làm việc với đối tác trong và ngoài nước vẫn diễn ra thường xuyên để chuẩn bị sẵn sàng các gói sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu của các thị trường trong giai đoạn bình thường mới.
Đơn cử như ngành Du lịch Đà Nẵng đã sẵn sàng đón khách quốc tế, vì rất nhiều khách sạn đã mở cửa, nhân lực và điểm đến đều đã sẵn sàng từ nhiều tháng nay và đang chờ khách đến. Không cần lo lắng về việc thiếu phòng hay thiếu lao động. Khi mới mở cửa sẽ ít có khách đoàn mà chủ yếu là khách lẻ, vì thị trường cần có thời gian để hấp thụ.
Trong khi đó, một số khách sạn nằm trong danh mục phục vụ các đoàn khách quốc tế dịp Sea Games 31 tổ chức tại Việt Nam tháng 5 năm nay đang đề ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt phục vụ khách quốc tế trong trạng thái dịch bệnh.
Công ty Du lịch Tràng An chuyên về du lịch outbound nên 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn vị gần như không hoạt động, thay vào đó chuyển hướng kinh doanh lương thực, thực phẩm. Khi có thông tin du lịch mở cửa hoàn toàn trở lại, doanh nghiệp đã lập tập hợp đội ngũ nhân sự để lên kế hoạch "hồi sinh".
“Chúng tôi đã xây dựng sản phẩm du lịch nước ngoài, chủ yếu là đến các thị trường truyền thống của công ty tại châu Âu như Nga, Pháp và một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan”, ông Nguyễn Hữu Cường - Giám đốc Công ty Du lịch Tràng An cho biết.
Trong khi đó, Công ty Du lịch VietFoot Travel chính thức thông báo mở trở lại tất cả dịch vụ du lịch châu Âu từ ngày 21/2. “Chúng tôi đã chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi từ rất lâu, mọi hoạt động làm việc với đối tác trong và ngoài nước vẫn diễn ra thường xuyên để chuẩn bị sẵn sàng các gói sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu của các thị trường trong giai đoạn bình thường mới” - đại diện công ty cho biết.
Còn theo đại diện của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trong suốt thời gian dịch bệnh, Saigontourist vẫn kết nối làm việc với các đối tác để cập nhật thủ tục visa và quy định phòng chống dịch của mỗi quốc gia khi khách Việt Nam nhập cảnh. Đội ngũ nhân sự cũng được công ty đặc biệt chú ý, vì vậy, khi mở cửa trở lại, công ty sẽ không rơi vào tình cảnh thiếu nhân sự. Hiện các tour khởi hành tháng 2, 3, 4, dịp 30/4 và nghỉ hè của doanh nghiệp đã được sắp xếp, phân công nhân viên phụ trách và dự trù số lượng hướng dẫn viên cho các đoàn khách MICE (du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, teambuilding) phát sinh.
Hãng Lữ hành BenThanh Tourist cho biết, các tour khách lẻ và tour khách đoàn MICE đến Maldives, Dubai, Mỹ và các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia, Philippines…) cũng đã sẵn sàng, khách có thể khởi hành từ tháng 3/2022.
Ngay khi có chủ trương mởi cửa, công ty Công ty Du lịch Asia Sun cũng đã thông báo với các đối tác lịch mở lại các dịch vụ đi châu Âu, Mỹ, Dubai. Về hoạt động đón khách quốc tế (inbound), đơn vị đang kết nối, cung cấp thông tin với những khách hàng tiềm năng, trong đó có khách thương gia tại các quốc gia để lên kế hoạch về Việt Nam.
Còn nhiều “nút thắt” cần gỡ
Mặc dù đã sẵn sàng cho "giờ G" mở cửa lại du lịch từ 15/3 nhưng nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn lo lắng và cho rằng, để du lịch thực sự phát triển, cần phải gỡ nhiều “nút thắt”.
Theo các doanh nghiệp du lịch, trong giai đoạn hiện nay, về sản phẩm, các doanh nghiệp du lịch đã chuẩn bị xong. Tuy nhiên về phần làm việc với các đơn vị đối tác cũng như các quốc gia để làm sao đủ điều kiện nhập cảnh và các yếu tố khác liên quan tới những vấn đề khi vào lãnh thổ của các nước thì cần phải tìm hiểu kỹ hơn vì chúng ta tập trung vào hướng làm sao để du khách an toàn.
Bên cạnh việc quảng bá các tour, việc tiếp theo là cùng kiến nghị, thúc đẩy các nước chính thức công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam. Có như vậy, việc đi lại giữa Việt Nam với thế giới và ngược lại mới thuận tiện.
Các chuyên gia du lịch cũng băn khoăn, thời điểm này, các hãng hàng không đều mở trở lại các đường bay nhưng tần suất lại không thường xuyên. Đây cũng là một trong những khó khăn buộc các doanh nghiệp phải tính toán lại lịch trình cho khách cũng như lên phương án xử lý rủi ro. Trước kia, khách bị nhỡ chuyến bay thì có ngay chuyến khác nối chuyến. Nhưng hiện nay, nếu khách nhỡ chuyến, có thể phải mất cả tuần mới có chuyến bay kế tiếp.
Trước đó, ngày 15/2 mở cửa các đường bay quốc tế, đây là bước chuẩn bị tốt cho việc mở cửa du lịch 15/3 sắp tới. Nhưng mới chỉ là mở cửa đường bay, đường bộ thì chưa đủ. Mở cửa hoàn toàn du lịch sẽ phải tính đến phương án mở cửa cảng biển tiến tới khởi động cho phục hồi du lịch tàu biển, tàu sông thu hút khách quốc tế vào Việt Nam.
Do đó, theo các chuyên gia, hàng không và du lịch cũng cần song hành với nhau vì nếu mở cửa du lịch mà có ít chuyến bay thì rất khó cho du khách lựa chọn. Giá cả cũng là một vấn đề đáng lo ngại khi hiện nay, một số công ty bắt đầu xây dựng lại giá và mở bán các tour du lịch nhưng giá cao gấp 2-3 lần so với trước, vì lượng khách bay ít hơn.
Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, để du lịch thật sự khởi sắc, hoạt động đón khách quốc tế và đưa khách đi du lịch nước ngoài được thông suốt, trước mắt thì các doanh nghiệp du lịch cần chủ động xây dựng sản phẩm, tăng cường quảng bá, thông tin tới các đối tác.
Việc mở cửa đúng thời điểm góp phần không chỉ thu hút thêm ngày càng nhiều du khách đến Việt Nam, cạnh tranh với các nước trong khu vực, mà còn là cơ hội xây dựng được những thương hiệu điểm đến hấp dẫn du khách trong cuộc đua mở cửa nền kinh tế so với khu vực và thế giới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…
Trọng Tài
12:22 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 10/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Du lịch nông thôn của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism).
Thái Hải
21:06 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Văn Thanh
19:49 07/12/2024Mạnh Sơn
07:00 06/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình