Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 21/02/2024 - 17:22
(Thanh tra) - Nhấn mạnh cần chuẩn bị tốt nhất hồ sơ Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội lưu ý những chính sách mới, đặc thù để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý những chính sách mới, đặc thù để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Ảnh: P.Thắng
Ngày 21/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc của lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan về việc tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải chuẩn bị tốt nhất hồ sơ dự án Luật, trong đó lưu ý những chính sách mới, đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Việc này nhằm góp phần thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta về lĩnh vực này cũng như về chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo ông Vương Đình Huệ.
Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 6 (tháng 10/2023).
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết dự thảo luật được chỉnh lý gồm 7 chương, 86 điều, so với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã bổ sung 15 điều, bỏ 2 điều.
Theo ông Tới, hiện Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp còn 8 nội dung lớn cần tiếp thu, chỉnh lý.
Một là, dự thảo luật quy định nhiều chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, có những nội dung khác quy định của pháp luật liên quan, vì vậy đề nghị nghiên cứu bổ sung 1 điều quy định về áp dụng pháp luật.
Hai là, về giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt và giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đối với cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt.
Ba là, việc rà soát các quy định về nguồn vốn cho công nghiệp quốc phòng, an ninh để phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước; đề nghị hình thành một Quỹ riêng biệt để tập trung huy động nguồn lực cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Bốn là, về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng.
Năm là, việc bổ sung quy định về "tổ hợp công nghiệp quốc phòng" để thể chế đầy đủ Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Sáu là, về chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp.
Bảy là, về chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Tám là, về hệ thống tổ chức công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và trách nhiệm quản lý Nhà nước.
Các ý kiến tại phiên họp nhất trí để xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, cần phải có các chính sách đặc thù, đột phá nhằm tạo ra những cơ chế vượt trội, khả thi thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, cần chọn lọc những chính sách thực sự vượt trội, khả thi, nhất là các chính sách về đầu tư, thuế... để vừa bảo đảm tính đặc thù vừa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng đây là dự luật khó bởi luật “gốc” về công nghiệp quốc gia hiện chưa có; hai pháp lệnh về công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp cũng đã được ban hành từ khá lâu, nhiều quy định không còn phù hợp.
Nhận định dự luật này khó có thể quy định chi tiết, cụ thể tất cả các nội dung, theo ông Vương Đình Huệ cần chấp nhận việc sẽ có những quy định mang tính chất nguyên tắc, khung để làm cơ sở cho việc quy định cụ thể hơn trong các luật liên quan hoặc hướng dẫn chi tiết tại văn bản dưới luật.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tiếp thu tối đa ý kiến tại cuộc làm việc, giải trình thỏa đáng, lựa chọn phương án tối ưu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương