Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/04/2014 - 09:05
(Thanh tra) - Tháng 8/1945, khi nhân dân ta giành được chính quyền, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không có, nếu có, chắc chắn là rất ít người Việt Nam “di tản” ra nước ngoài, hoặc là Pháp, Nhật, cho dù có ý định đưa họ đi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cai, “người đi lính cho Tây, làm việc cho Tây, dù trước kia có chính kiến nào, theo chủ nghĩa nào, nay đồng lòng, nên chung tay giúp nước”, đó là tinh thần triệt để, đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ có một số phản động “ăn theo, bám đuôi” quân Tưởng, chống phá cách mạng không được, bị nhân dân nguyền rủa đã “di tản” theo Hoa quân về phương Bắc…
Năm 1954, khi Chính phủ tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chính sách “lưu dung”, sử dụng tất cả những ai trước làm việc cho Pháp, nay đồng ý ở lại. Số công chức, viên chức này vẫn giữ nhiệm vụ cũ, được bổ sung vào cơ quan chính quyền ta, “ăn” lương còn cao hơn cả cán bộ kháng chiến!
Cũng trong năm ấy, số lớn đồng bào Công giáo ở Hải Phòng, Nghệ An… nghe theo lời “dụ dỗ” “Chúa đã vào Nam”, một phần bị bọn tay sai o ép, dọa nạt, lừa gạt nên đã được Pháp, Mỹ đưa tàu trở vào Nam, trên dưới một triệu người.
Bộ đội ta đã đi theo đồng bào, gánh gồng, giúp đỡ, cõng, bế trẻ em, vận động tuyên truyền vạch rõ âm mưu địch, nên không ít bà con đã ở lại. Trong “chiến dịch” này đã có những cán bộ, chiến sĩ hy sinh… Và, nhiều đồng bào vì chen lấn nhau, bão to, sóng lớn, bị bỏ đói trên biển cũng đã không bao giờ trở về quê mẹ nữa.
Năm 1975, khi Hiệp định Pari buộc quân Mỹ rút về nước, nhưng các cơ quan tình báo, quân sự, dân sự vẫn hoạt động ở Sài Gòn. Họ có trong “danh sách” hàng chục người là “chiến hữu”, quân nhân, nhân viên Mỹ, kể cả nhân viên trong bộ máy ngụy quyền phục vụ cho họ, dù động cơ có khác nhau (bị bắt buộc, không thích, chán ghét Việt cộng… chống đối dân tộc, Tổ quốc).
Bộ máy truyền thông của Mỹ, ngụy, không ngừng vu cáo, bôi xấu Hà Nội và hăm dọa sẽ “có các cuộc tắm máu trên đường phố”, “phụ nữ nào đã tô màu móng tay sẽ bị kìm nhổ”, ai “theo Mỹ sẽ phải bị xử tử”… Nhiều đồng bào ta, nhiều năm sống dưới chế độ Mỹ, Diệm, ít có thông tin về chính sách của Chính phủ, của Mật trận Giải phóng, lại bị o ép, băn khoăn không rõ thực hư sẽ ra sao, ngập ngừng, lưỡng lự. Số tay sai “làm ăn” với Mỹ lo sợ “sẽ bị trả thù”, quyền lợi gắn với “quan thầy” Mỹ nên không dám ở lại. Mặt khác, Chính phủ Mỹ lại “không bỏ quên chiến hữu” có lệnh cho phép số tay sai này di tản sang Mỹ với âm mưu sẽ “sử dụng” sau này vì quyền lợi nước Mỹ. Mỹ tự cho rằng “không bỏ rơi bạn bè”, “có tình có nghĩa” với “chân tay”, đồng minh dù sau khi bị tước đoạt hết quyền có mặt ở Việt Nam, phải “cút” về nước.
Theo Đại sứ Mỹ Mactin báo cáo trước Quốc hội Mỹ, “máy bay, trực thăng, tàu biển trong chiến dịch di tản cuối tháng 4/1975 là đủ đưa được 51.888 người ra khỏi Sài Gòn, trong số này có 6.763 người Mỹ và 42.125 người Việt”, tự tìm đường xuống tàu… tổng số đã lên tới 65.000”. Tuy nhiên, cũng theo Mactin, Mỹ còn chưa kịp đưa đi khoảng 5.500 người Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan viện trợ dân sự, cơ quan phát triển quốc tế, phái đoàn an ninh… tổng cộng là 5.553 người…
Theo Frăngcơxnép, tác giả cuốn “Sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự tháo chạy của người Mỹ, tùy nghi di tản” (được dịch ra tiếng Việt, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985), để thực hiện “chiến dịch di tản” Mỹ đã sử dụng riêng trong hai ngày 29 và 30/4/1975, 70 máy báy lên thẳng, 865 lính thủy đánh bộ, thực hiên trên 30 “phi vụ” trong 18 giờ liên tục. Và, chuyến trực thăng “lịch sử”, cuối cùng đưa người Mỹ, trên danh nghĩa, ra khỏi Sài Gòn là vào lúc 7 giờ 53 phút, giờ Sài Gòn, khoảng trên dưới 3 giờ sau đó, lá cờ của Mặt trận Giải phóng đã tung bay trên Dinh Độc lập.
Cũng theo Frăngcơxnép, Mỹ đã “làm quà” cho Việt Nam “hơn 5 tỷ USD thiết bị. Trong số này có 550 xe tăng, 73 máy bay phản lực, 1300 khẩu pháo, 160.000 súng trường” gọi là “lễ tặng” “bai bai”, không kể mấy chục triệu USD tiền giấy bị thất lạc, bị cháy hay bị lấy mất...
Không quân Mỹ còn “nhân đạo” chở nguyên một chuyến máy bay “Baby” trở hàng trăm trẻ con lai Việt - Mỹ để chăm sóc các cháu, chắc là cho các công việc hậu chiến tranh.
Sau tháng 5/1975 cũng đã xuất hiện nhiều chuyến “vượt biển” trên bộ, trên biển của các thuyền nhân “đồng bào người Việt” chạy ra khỏi miền Nam, di tản ra nước ngoài, lênh đênh, sống dở chết dở trên biển cả, bị giam cầm tập trung nơi đất khách quê người… để trả giá cho một việc “sai lầm, nhẹ dạ” của mình.
Mấy chục năm sau ngày “di tản” ấy, nhiều người Việt ở Mỹ, trong số được Mỹ chuyển về Hoa Kỳ, đã tự bươn chải, lao động, học tập trở thành “dân Mỹ”, nhưng vì là người Việt, họ vẫn ngóng về quê cha, đất tổ, nhớ nước, nhớ nhà.
Khi Chính phủ mở vòng tay lớn, đón tiếp họ, dù “định cư ở đâu trên hành tinh này, cũng là con Lạc, cháu Hồng, là dân của nước Việt”, đã trở về trong tâm hồn, trong trái tim, trong hành động với quê mẹ.
Chuyện đã qua, không thể quên quá khứ. Chỉ là, trong chừng mực nào đó tạm khép lại cánh cửa quá khứ mà thôi.
Về “bài học” của quá khứ mà không được học kỹ càng sẽ buộc phải lặp lại lịch sử.
Hãy nghĩ cho hiện tại và mai sau.
Đại tá, tiến sĩ Hương Thủy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền