Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 20/10/2021 - 15:33
(Thanh tra) - Theo Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, vẫn còn không ít lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phản ánh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng đói và thiếu đói trong số đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách ở đô thị lớn.
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 20/10, trước Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
“Điểm tên” tỉnh, thành quy định phòng, chống dịch chưa phù hợp
Qua thẩm tra, Ủy ban thấy rằng, Chính phủ đã tiếp tục chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 thông qua việc kịp thời trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về một số nội dung khác luật hoặc luật chưa quy định hoặc vượt thẩm quyền.
Chính phủ cũng đã chủ động, khẩn trương, kịp thời ban hành trên 100 văn bản để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch, với mục tiêu bảo đảm sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết và trước hết.
Theo cơ quan thẩm tra, các văn bản hướng dẫn, trả lời của các bộ, ngành Trung ương để giải quyết các vấn đề, vướng mắc, phát sinh ở địa phương đôi khi còn chậm, có văn bản còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn do được ban hành gấp, việc đánh giá tác động còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng văn bản của chính quyền địa phương chưa bảo đảm tính thống nhất với hướng dẫn của Trung ương.
“Có tình trạng hiểu văn bản hướng dẫn không thống nhất, người thi hành công vụ hiểu sai, áp dụng sai hoặc thậm chí lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh vẫn còn xảy ra”, bà Nguyễn Thuý Anh nêu.
Cạnh đó, vẫn có tình trạng văn bản hướng dẫn tại một vài địa phương phải đính chính, thu hồi, sửa đổi, bổ sung nhiều lần, như: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục ban hành các văn bản thay đổi, thu hồi các công văn, quyết định liên quan đến việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm test kháng nguyên COVID-19 chỉ trong vòng một ngày. Trong khi đó, Hà Nội liên tục thay đổi cơ chế cấp giấy đi đường.
Một số trường hợp lại làm phát sinh thủ tục hành chính mới, chưa phù hợp với quy định pháp luật, như: Chỉ thị số 20 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; Công văn số 6445 của Công an TP Hà Nội về việc chuẩn bị các điều kiện cần, phối hợp với Công an TP trong triển khai phần mềm “cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện”.
Nhiều người sống khá giả được nhận hỗ trợ, không ít lao động tự do lại chưa
Liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, theo uỷ ban thẩm tra, Chính phủ đã triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm lương thực, thực phẩm đã được thực hiện kịp thời thông qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Qua đợt dịch lần thứ 4, nhiều trường hợp tử vong do dịch bệnh bùng phát mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ cho trẻ mồ côi do dịch bệnh COVID-19.
“Tác động của đại dịch về sức khỏe, thể chất và tinh thần, tâm lý xã hội là rất lớn nhưng chưa được đánh giá đầy đủ; việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng yếu thế”, bà Thúy Anh báo cáo trước Quốc hội.
Theo báo cáo của địa phương, có 2.093 trẻ em mồ côi do dịch bệnh COVID-19 (riêng TP HCM đã có hơn 1.500 trẻ em mồ côi), việc này có thể gây ra những tác động lâu dài như khó khăn về vật chất, khủng hoảng về tinh thần, gián đoạn về học tập, nguy cơ cao về bị bạo lực, xâm hại... ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, đảm bảo an sinh của trẻ em.
Trong việc thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, còn một số khó khăn, do người lao động đang thực hiện giãn cách xã hội nên không thể thực hiện các thủ tục xác nhận dẫn đến chưa giải quyết hỗ trợ kịp thời.
Một số địa phương phản ánh điều kiện hỗ trợ theo nghị quyết của Chính phủ chưa phù hợp với thực tế. Đáng lưu ý, dư luận còn bức xúc trước việc nhiều người có cuộc sống khá giả được nhận hỗ trợ, trong khi người lao động không theo hợp đồng khó hoặc không được tiếp cận chính sách này.
“Vẫn còn không ít lao động tự do, những người không đăng ký tạm trú bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phản ánh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Có lúc, có nơi đã xuất hiện tình trạng đói và thiếu đói trong số đối tượng “mắc kẹt” tại các địa bàn phong tỏa, giãn cách ở đô thị lớn”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu.
Một số cơ sở y tế thu phí xét nghiệm COVID -19 cao
Theo cơ quan thẩm tra, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo ngành y tế, phối với các bộ, ngành khác để triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo có đủ nguồn vaccine tiêm cho nhân dân trong điều kiện nguồn cung cấp vaccine rất khan hiếm.
Đến ngày 16/10/2021, tổng số vaccine đã có hợp đồng mua, cam kết viện trợ và tài trợ là 191,5 triệu liều, đã tiếp nhận 92,5 triệu liều và phân bổ cho các địa phương.
“Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lần này được đánh giá là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta”, Ủy ban Xã hội đánh giá.
Đến nay đã tiêm an toàn xấp xỉ 65 triệu liều vaccine, đạt tỷ lệ 63,6% số người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine và 25,5% đã tiêm đủ 2 liều vắc xin
Song việc ứng phó với đợt dịch thứ 4 bộc lộ những hạn chế của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Ngoài ra, một số địa phương chưa tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vaccine cho người dân; xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn một số tỉnh chưa triển khai kịp thời, hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
Một số cơ sở y tế chưa thực hiện đúng quy định về giá xét nghiệm COVID-19, thu phí xét nghiệm cao, vẫn yêu cầu bắt buộc xét nghiệm khi đi khám chữa bệnh, gây bức xúc cho người dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng