Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 11/02/2019 - 12:36
Trong không khí cả nước sôi nổi ra quân thi đua lao động sản xuất trong ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới Kỷ Hợi 2019, sáng 11/2 (tức Mồng 7 Tết), tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự buổi giao ban đầu Xuân tại Ngân hàng Chính sách xã hội-đơn, vị đi đầu trong thực hiện công tác tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội trong ngày làm việc đầu tiên của Xuân Kỷ Hợi 2019. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Vui mừng đến thăm tổ chức tín dụng đặc biệt trong hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu của Đảng, Nhà nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó một nội dung quan trọng là đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội.
Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao về công tác đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội là một kênh quan trọng đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Hệ thống các cơ sở của Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai tốt các ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo cùng nhiều chính sách hiệu quả khác; luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, mong đợi.
Thủ tướng ghi nhận kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2018 đã hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch; tín dụng tăng cao, số người vay vốn tăng đảm bảo đúng đối tượng với khối lượng lớn, tạo việc làm cho hàng vạn người. Thủ tướng nhắc đến những chính sách tín dụng điển hình mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai như: Dự án nhà chống lũ, cho vay sinh viên…Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao kết quả nợ xấu, nợ khoanh của Ngân hàng Chính sách xã hội giảm thấp (0,78%) thuộc diện thấp nhất trong hệ thống ngân hàng.
Thủ tướng cũng bày tỏ ấn tượng trước việc cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cùng Ngân hàng Chính sách xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai ưu đãi vốn cho người nghèo và các đối tượng đặc thù.
Thủ tướng nhìn nhận đồng vốn của Đảng, Nhà nước đã đi đến vùng sâu, vùng xa, đến với các đối tượng cần được quan tâm, ưu đãi. Ngân hàng Chính sách xã hội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hội đồng Quản trị, cán bộ tín dụng, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội đã khắc phục khó khăn, đi đến từng người dân, thôn bản vùng sâu, vùng xa của đất nước để triển khai các chính sách ưu đãi tín dụng của Đảng, Nhà nước.
Biểu dương cán bộ, viên chức người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng cho rằng, mô hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là phù hợp với điều kiện và cấu trúc nền kinh tế đất nước, qua đó phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề khó khăn của người dân.
Dự báo xu hướng ngày càng lớn của các đối tượng chính sách xã hội, Thủ tướng đề nghị các chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy chính quyền trong lĩnh vực này.
Nhắc lại mục tiêu phát triển của đất nước là “tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau,” Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục thực hiện tốt chủ trương giảm nghèo bền vững và đặc biệt là đẩy lùi tín dụng đen.
Do đó, Thủ tướng nhắc đến vai trò quan trọng của Ngân hàng Chính sách xã hội trong thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, nỗ lực đoàn kết, vượt qua khó khăn; tổ chức hiệu quả hoạt động các chi nhánh tại các địa phương.
Cùng với đó, thực hiện quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; đảm bảo cho vay đúng đối tượng, mục đích sử dụng, công khai minh bạch theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tín dụng chính sách.
Trong đó, Thủ tướng cũng lưu ý đến việc đơn giản hóa thủ tục để đảm bảo thuận lợi cho các đối tượng chính sách tiếp cận vốn, nhưng đồng thời cũng phải chống thất thoát, đảm bảo minh bạch trong hoạt động tín dụng.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường phối hợp kiểm tra trong toàn hệ thống để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi phí; nâng cao khả năng bảo toàn vốn trên cơ sở phối hợp với các cơ quan, tổ chức, hướng dẫn tổ chức sản xuất tại các vùng, địa phương tại cơ sở…
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan như Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu giao vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội hàng năm cho phù hợp với tình hình mới. Đi liền với đó, Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đến tín dụng chính sách, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, ưu tiên kinh phí cho hoạt động này để hỗ trợ người nghèo.
Sau 16 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay trên 34,1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp trên 5,1 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động; hơn 3,6 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 11,3 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gần 568 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, gần 13 nghìn căn nhà phòng tránh bão lụt cho các tỉnh miền Trung; trên 118 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài…
Ngân hàng Chính sách xã hội đã thiết lập được mô hình quản trị và điều hành tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn; đồng thời xây dựng tổ chức thực hiện thành công phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.
Tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Việc tổ chức giao dịch tại xã của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo được hệ thống dịch vụ gần dân, thân thiện và có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí giao dịch, đi lại cho người dân./.
Theo TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh