Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra kết luận các vụ đặc biệt nghiêm trọng mang tính đột phá đấu tranh tham nhũng

Hương Giang

Thứ sáu, 06/11/2020 - 09:33

(Thanh tra) - Công tác phòng, chống tham nhũng được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, đã tiến hành thanh tra và kết luận nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có vụ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mang tính đột phá trong đấu tranh xử lý tham nhũng.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình

Quốc hội bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn 2,5 ngày bắt đầu từ sáng nay 6/11.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt nhiều kết quả quan trọng

Mở đầu, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình trình bày báo cáo thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.

Theo Phó Thủ tướng, trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, chỉ đạo giải quyết quyết liệt.

“Tình hình khiến nại, tố cáo và công tác tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Số vụ việc và số đoàn đông người giảm”, ông Bình nhấn mạnh.

Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài đã được tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội và củng cố lòng tin của nhân dân với chính quyền.

Cạnh đó, đã tiến hành thanh tra, kết luận nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó có một số vụ việc rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mang tính đột phá trong đấu tranh xử lý tham nhũng; kiến nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm, thu hồi nhiều tiền, tài sản, đất đai có giá trị lớn.

Chính phủ cũng tăng cường ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng.

Các vụ tham nhũng từ nhiều năm trước đã phát hiện, xử nghiêm

Trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Phó Thủ tướng cho hay, Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, nâng cao chất lượng điều tra, xử lý tội phạm, phòng ngừa oan sai.

“Nhiều vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật”, lãnh đạo Chính phủ báo cáo trước Quốc hội.

Ngoài ra, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm: Ma túy, xâm hại trẻ em, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, “tín dụng đen”, mua bán người, sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Tiếp tục triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm…

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, còn một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ, chưa gắn việc tiếp công dân với đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo.

“Việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng chưa tương xứng với tình hình thực tế”, lãnh đạo Chính phủ nêu rõ.

Tại một số địa bàn còn tiềm ẩn điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự; số vụ phạm pháp hình sự vẫn có chiều hướng gia tăng; tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp; tội phạm chống người thi hành công vụ tăng; công tác quản lý người nghiện ma túy còn bất cập.

Việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cơ quan chuyên môn ở một số địa phương vẫn chưa như mong muốn, tổ chức bộ máy chưa tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện cơ chế tự chủ của một số đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng nêu ra kết quả thực hiện nghị quyết trong nhiều lĩnh vực kế hoạch đầu tư, tài chính, quản lý tiền tệ, lãi suất, tỉ giá, xử lý nợ xấu, vấn đề hội nhập và thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu, phát triển nông nghiệp và nông thôn, đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, chính sách nhà ở và quản lý trật tự xây dựng, quản lý khai thác và tài nguyên môi trường…

Trong đó, nhiều kết quả tích cực như số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng, chính sách tiền tệ, lãi suất linh hoạt, chủ động, duy trì xuất siêu trong 5 năm, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, nông nghiệp...

Tuy nhiên, một số công trình giao thông trọng điểm vẫn còn chậm tiến độ; việc xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương có nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đúng kế hoạch; chất lượng công tác lập, phê duyệt quy hoạch đô thị còn hạn chế.

Công tác quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản, đất đai ở một số nơi hiệu quả chưa cao; vẫn còn tình trạng khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông.

Một số sách giáo khoa như cuốn Tiếng Việt lớp 1 của Bộ sách Cánh Diều có nội dung chưa phù hợp, sai sót, cần phải chỉnh sửa bổ sung… 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công sau sáp nhập các xã

Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công sau sáp nhập các xã

(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.

14:59 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm