Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 06/06/2024 - 16:11
(Thanh tra) - TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh xây dựng Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên nhằm tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm, cải thiện hành vi thông qua xử lý chuyển hướng, hạn chế tối đa áp dụng biện pháp mang tính chất trừng phạt, giam giữ.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình: TAND Tối cao đề xuất 12 biện pháp xử lý thay hình phạt với người chưa thành niên phạm tội. Ảnh: P.Thắng
Chiều 6/6, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Trình bày tờ trình, TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng luật và cho biết, dự án luật này có 5 phần, 11 chương.
Mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thay hình phạt
Dự thảo luật điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự, gồm: Nguyên tắc cơ bản của tư pháp người chưa thành niên; Quy định về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội; Hình phạt và các chính sách hình sự chuyên biệt; Thủ tục tố tụng thân thiện; Thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.
Về chế định xử lý chuyển hướng thay thế hình phạt, Chánh án TAND Tối cao cho biết, dự thảo luật quy định 12 biện pháp.
12 biện pháp xử lý chuyển hướng được đề xuất, gồm: Khiển trách; Xin lỗi bị hại; Bồi thường thiệt hại; Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị và tư vấn tâm lý; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Hạn chế khung giờ đi lại; Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quản thúc tại gia đình; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
“Dự thảo luật đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự và quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng để bảo đảm trật tự xã hội, an toàn cho cộng đồng”, ông Bình nói.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành 12 biện pháp xử lý chuyển hướng trên.
Việc làm rõ nội hàm của từng biện pháp như dự thảo luật, tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều lựa chọn để áp dụng biện pháp phù hợp nhất với từng đối tượng vì mỗi người chưa thành niên có hoàn cảnh gia đình, nhân thân, nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội khác nhau.
Theo bà Nga, trong cơ quan thẩm tra có ý kiến đề nghị làm rõ biện pháp (bồi thường thiệt hại; tham gia điều trị và tư vấn tâm lý) là biện pháp xử lý chuyển hướng hay là nghĩa vụ mà người chưa thành niên phải thực hiện.
Đề xuất giảm mức hình phạt cao nhất với người chưa thành niên phạm tội
Dự thảo luật giữ nguyên hệ thống hình phạt với người chưa thành niên phạm tội như Bộ luật Hình sự hiện hành, gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn. Không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người chưa thành niên.
Dự thảo bổ sung điều luật về hình phạt cảnh cáo cho người chưa thành niên khi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Thời gian thử thách khi được hưởng án treo được giảm xuống không quá 3 năm.
Dự thảo cũng mở rộng đối tượng người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu có tài sản riêng cũng có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc cha mẹ, người thân thích của người chưa thành niên có tài sản và tự nguyện thực hiện. Mức tiền phạt không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Ngoài ra, dự thảo quy định theo hướng giảm mức hình phạt cao nhất với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 18 năm xuống 15 năm tù; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội từ 12 năm xuống 9 năm tù.
Việc giảm mức hình phạt cao nhất trên không áp dụng với trường hợp phạm 5 loại tội xâm phạm tính mạng sức khỏe và ma túy (Tội giết người; hiếp dâm; hiếp dâm người dưới 16 tuổi; cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; sản xuất trái phép chất ma túy).
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, ủy ban này cơ bản tán thành các quy định của dự thảo luật.
Ủy ban Tư pháp cũng tán thành về các hình phạt cụ thể, mức hình phạt cao nhất và việc tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên.
Ngoài ra, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị mở rộng hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phạm tội lần đầu, là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý