Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 22/09/2021 - 13:31
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị giám sát phải trả lời được 2 câu hỏi: Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã thì giảm bao nhiêu biên chế, đầu mối, tiết kiệm được kinh phí thế nào? Có nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương?
“Có nơi nói “chúng em sắp xếp, tinh giản biên chế, bộ máy tốt lắm” nhưng cuối năm kiểm tra chi thường xuyên không giảm, hoặc có giảm chút ít", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 22/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Kế hoạch giám sát chi tiết và Đề cương Báo cáo của Đoàn Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết thành lập Đoàn Giám sát chuyên đề này do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng đoàn.
Giai đoạn 2019 - 2021, trên cơ sở các tờ trình, đề án của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 48 nghị quyết về việc sắp xếp gần 600 xã và huyện tại 45 tỉnh và TP trực thuộc Trung ương.
Tập trung giám sát 4 nội dung chính
Trình bày dự thảo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Phó trưởng Đoàn Thường trực cho biết, Đoàn Giám sát tập trung vào 4 nội dung chính liên quan đến việc thực hiện cũng như kết quả đạt được, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm, phục vụ cho việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022 - 2030.
Đáng lưu ý, trong đó sẽ đánh giá về hiệu quả sắp xếp gắn với mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, vừa qua, Bộ Nội vụ có báo cáo tổng kết, đánh giá về thực hiện nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và có điều chỉnh.
“Tinh thần chung, đây là căn cứ để sắp xếp các đơn vị hành chính từ 2022 trở về sau”, ông Thăng nói và cho hay, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng có một câu rất quan trọng là “tiếp tục đẩy mạnh sắp sếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và nguyên cứu để thực hiện với cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp”.
Tuy nhiên trong Luật Quy hoạch lại bỏ quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp. Vì vậy, ông Thăng cho rằng, sắp tới sẽ rất khó trong rà soát, đánh giá, tổng kết…
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng đoàn Giám sát nêu rõ, Luật Quy hoạch không có loại quy hoạch đơn vị hành chính, cho nên các việc sắp xếp các đơn vị hành chính vẫn cứ làm bình thường không theo Luật Quy hoạch.
Giám sát phải “4 mắt, không nghe một chiều”
Nêu ý kiến sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, giám sát chuyên đề này phải làm rõ 2 vấn đề chính.
Thứ nhất là sau sáp nhập thì tinh giản biên chế, tinh giản đầu mối đi liền là chi phí, ngân sách.
“Có nơi nói “chúng em sắp xếp, tinh giản biên chế, bộ máy tốt lắm” nhưng cuối năm kiểm tra chi thường xuyên không giảm, hoặc có giảm chút ít. Nhiều nơi khoe này khoe kia, sắp xếp kinh lắm nhưng chi thường xuyên không giảm. Chúng ta giảm đầu mới, giảm các bộ cơ sở… quan trọng là giảm bao nhiều biên chế, bao nhiêu đầu mối và tiết kiệm được kinh phí như thế nào phải làm rõ”, ông Huệ nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, ngoài báo cáo của tỉnh, bám sát số liệu của Bộ Tài chính, Đoàn Giám sát phải “4 mắt, không nghe một chiều, nghe nhiều cơ quan khác nhau để đảm bảo thông tin khách quan, độc lập”.
Ngoài ra, phải đảm bảo tính đồng thuận. Sau khi sắp xếp xong thì tình hình ổn định, tư tưởng có thông không, có vấn đề gì phức tạp nảy sinh không?
Yêu cầu thứ 2 là phải nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương.
“Tinh giản, sắp xếp thế nào thì cuối cùng cũng phải là nâng cao năng lực, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Chứ nếu 2 anh yếu nhập lại thành 1 anh yếu thì cũng không có ý nghĩa gì nhiều hay 1 anh mạnh, 1 anh yếu nhập thành 1 anh yếu toàn thân thì cũng không đạt hoặc 2 anh khỏe nhập lại thành anh yếu thì chết”, Chủ tịch Quốc hội phân tích.
Cuối cùng, ông Huệ cho rằng phải đánh giá các chỉ số về cải cách hành chính, về năng lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, chỉ số hài lòng của người dân.
“Đó mới là điều quan trọng chứ không phải chúng ta làm động tác ra nghị quyết nhập tách, tách nhập”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hết sức lưu ý hai mục tiêu trên và phải trả lời được một cách mạch lạc, rõ ràng sau giám sát.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh
T.Thanh
Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà
Thái Hải