Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 14/03/2022 - 11:37
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh tinh thần là chính sách với cán bộ dôi dư và người dân sau sáp nhập huyện, xã “chỉ có tăng lên hoặc ít nhất là bằng chứ không giảm đi”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 14/3, tiếp tục Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu việc thực hiện giám sát chuyên đề về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021”.
Một trong những vấn đề nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra là việc giải quyết chính sách với cán bộ dôi dư và chính sách với người dân sau sáp nhập.
Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư “khá nhiều”
“Cần phải đánh giá sau sáp nhập có tốt hay không hay chỉ giảm được một số đầu mối về con người”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu. Theo ông, tâm lý chung là không muốn sáp nhập vì động đến cơ sở vật chất, con người.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, ở cấp huyện còn 424 cán bộ, cấp xã còn 3.414 cán bộ và ở thôn, tổ dân phố còn 492 cán bộ không chuyên trách thuộc diện phải sắp xếp.
Nhận định số cán bộ dôi dư này là “khá nhiều” dù các địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau từ nghỉ hưu trước hưu trước tuổi, luân chuyển… Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, Chính phủ nên đề xuất chính sách đặc thù để xử lý.
Báo cáo kết quả bước đầu của đoàn giám sát cũng cho thấy, việc thực hiện chế độ, chính sách ở một số địa phương còn lúng túng do các văn bản quy định chưa thật đầy đủ; chưa có cơ chế tài chính để khuyến khích các trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi hoặc có nhu cầu thôi việc để chờ nghỉ hưu.
Chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách khi thôi việc chưa đủ để hỗ trợ cho các đối tượng này ổn định cuộc sống hay bắt đầu công việc khác.
Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý hơn với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau khi sắp xếp; đồng thời có hình thức hỗ trợ, phân bổ nguồn lực cho các địa phương để thực hiện công tác này.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nói chính sách cho cán bộ là vấn đề lớn. “Việc sắp xếp cán bộ dôi dư các địa phương nhìn nhau, chỗ cao, chỗ thấp cũng tạo nên tâm tư cho cán bộ”, ông Vinh đề nghị các địa phương nên có sự phối hợp, tham chiếu trong việc ra chính sách.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng khẳng định, Chính phủ đang sửa đổi các nghị định để giải quyết chính sách cho cán bộ dôi dư.
Chính sách với người dân sau sáp nhập có giảm không?
Không chỉ chính sách với cán bộ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực lưu ý đến việc chính sách cho người dân có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập không?
Trong khi đó, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định hỏi, xã nghèo nhập vào xã không nghèo thì bà con ở xã nghèo trước đây có được hưởng chính sách cho xã nghèo không? Xã dân tộc miền núi, dân tộc, khó khăn... sau sáp nhập thì hưởng chính sách thế nào?...
Ông Thăng cho biết, theo nghị quyết của Quốc hội thì các chính sách với người dân sẽ được tiếp tục thực hiện đến hết 31/12/2021, sau đó sẽ đánh giá thực trạng để có kiến nghị có tiếp tục thực hiện hay không.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh tinh thần là chính sách với cán bộ và người dân sau sáp nhập “chỉ có tăng lên hoặc ít nhất là bằng chứ không giảm đi”.
“Người nghèo là giữ nguyên chính sách nghèo cho đến thời hạn nhất định. Sau khi đánh giá lại không đủ tiêu chuẩn xã nghèo nữa thì thôi. Chính sách vẫn được hưởng”, ông Định nói.
Một vấn đề nữa, theo phản ánh của người dân thì ở một số địa phương, việc bố trí trụ sở của đơn vị hành chính mới chưa phù hợp, không thuận lợi cho việc giao dịch của người dân trên địa bàn nhất là miền núi, địa bàn rộng.
Tham gia ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, xem việc lấy ý kiến người dân có nơi nào “chủ quan, áp đặt không”; rồi cung cấp dịch vụ công cho người dân thế nào? Chỗ nào ý chí quyết tâm thấp, không dám làm làm, ngại khó khăn, chỗ nào nóng vội, duy ý chí không?
“Việc chúng tôi quan tâm là một xã nông thôn mới ghép với 1 xã không phải nông thôn mới thì thành xã gì? Thống kê toàn quốc về tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới có thay đổi không? Xã ghép với phường thành 1 phường thì có thỏa đáng không? Nhiều vấn đề phải trả lời lắm, phải rất sát địa phương, cơ sở”, ông Vương Đình Huệ nêu loạt vấn đề.
Sau Phiên họp thứ 9, đoàn giám sát sẽ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo bổ sung, làm rõ một số thông tin liên quan.
Ngoài ra, tổ chức khảo sát thực tế, làm việc với các địa phương sau khi có sự chỉ đạo, điều hòa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, căn cứ vào các đặc điểm, yếu tố có tính điển hình, đặc thù, đoàn giám sát dự kiến lựa chọn 6 tỉnh gồm: Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Trị.
Tiết kiệm chi ngân sách khoảng 2.008 tỷ đồng
Trong số 45 tỉnh, thành phố đã thực hiện sắp xếp các đơn vụ hành chính cấp huyện, cấp xã thì đa số các địa phương (30/45 tỉnh, thành phố) thuộc khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra là có nhiều đơn vị hành chính được sắp xếp; 15 tỉnh, thành phố còn lại ở khu vực phía Nam có số lượng đơn vị hành chính được sắp xếp không lớn.
Ông Tùng cho biết, giai đoạn 2019 - 2021, cả nước đã thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 cấp xã. Qua đó giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã; 3.437 cơ quan, tổ chức ở cấp xã và 429 cơ quan, tổ chức ở cấp huyện.
Theo báo cáo của Chính phủ, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã tiết kiệm chi ngân sách nhà nước khoảng 2.008,63 tỷ đồng, trong đó giảm chi hoạt động của chính quyền cấp huyện, xã là 1.132,63 tỷ đồng và giảm chi phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố khoảng 876 tỷ đồng.
Đoàn giám sát nhận thấy, việc sắp xếp đơn vị hành chính ở một số địa phương có chậm hơn so với tiến độ theo kế hoạch.
“Trách nhiệm trong việc chậm trễ này có phần là do nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác sắp xếp đơn vị hành chính còn chưa đầy đủ và hạn chế; chưa thật sự chủ động, quyết liệt trong việc triển khai thực hiện chủ trương, quy định”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương