Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 03/11/2023 - 09:28
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được chỉnh sửa, hoàn thiện nhiều nội dung lớn. Nhưng nhiều chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu; quá trình rà soát tiếp tục phát sinh các vấn đề chính sách mới có ý kiến khác nhau.
Quốc hội thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: P.Thắng
Hôm nay (3/11), Quốc hội dành trọn một ngày thảo luận trên hội trường để bàn về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Tại báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, nhiều nội dung lớn đã được chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.
Tuy nhiên cho đến nay, nhiều chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu; trong quá trình rà soát tiếp tục phát sinh các vấn đề chính sách mới có ý kiến khác nhau.
“Quá trình rà soát, hoàn thiện các phương án chính sách quan trọng, tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến tham gia và toàn bộ dự thảo Luật sẽ cần nhiều thời gian để bảo đảm chất lượng tốt nhất có thể của dự án luật”, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Báo cáo gửi đến Quốc hội cho thấy, có đến 16 nội dung quan trọng của Dự thảo Luật Đất đai đang thiết kế “2 phương án”, “3 phương án” để xin ý kiến đại biểu.
Dự kiến cấp “sổ đỏ” cho cá nhân không có giấy tờ đất trước 1/7/2014
Đi vào vấn đề cụ thể về cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân (còn gọi là sổ đỏ) đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh dự thảo luật thiết kế 2 phương án.
Phương án 1, đề nghị quy định thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đến trước ngày 1/7/2014.
Phương án 2, đề nghị chỉnh sửa thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đến thời điểm nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
“Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1”, ông Thanh cho hay.
Về nội dung cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, dự thảo luật thiết kế 3 phương án, quy định về điều kiện.
Phương án 1, phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa trong mọi trường hợp.
Phương án 2, không giới hạn về điều kiện. Chính phủ đề xuất theo hướng này.
Phương án 3, phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa khi cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức theo quy định tại Luật Đất đai.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về nội dung này”, ông Thanh nói.
Nguyên tắc lập, duyệt quy hoạch sử dụng đất thiết kế “3 phương án”
Nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp cũng được thiết kế “3 phương án”.
Phương án 1, cho phép các quy hoạch sử dụng đất được lập đồng thời nhưng quy hoạch cấp cao hơn phải được phê duyệt, quyết định trước quy hoạch thấp hơn.
Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch thời kỳ mới chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu chưa thực hiện hết đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Phương án 2, các quy hoạch sử dụng đất được lập đồng thời; quy hoạch được lập, thẩm định xong trước được quyết định hoặc phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh phù hợp quy hoạch cao hơn.
Phương án 3, quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập, quyết định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay, Chính phủ đề xuất phương án 2; đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1.
Đề xuất người Việt định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt có đầy đủ quyền về đất đai
Về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, một số ý kiến đề nghị chỉnh sửa quy định theo hướng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai (không chỉ riêng quyền đối với đất ở) như công dân Việt Nam ở trong nước (cá nhân trong nước).
Một số ý kiến thì đề nghị giữ chính sách như pháp luật hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam).
Dự thảo luật thiết kế 2 phương án. Cụ thể, phương án 1: tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa quy định nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và thu hút kiều hối từ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
“Theo hướng này, cần rà soát quy định có liên quan đến quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại các luật khác như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, quy trình, thủ tục xác nhận công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài…”, ông Thanh nêu.
Phương án 2, giữ như quy định của pháp luật hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam có các quyền sử dụng đất như người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam (người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án 1, theo ông Thanh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng cho hay, do Nghị quyết số 18 không đề cập nội dung về quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển quyền sử dụng đất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về nội dung này.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 265 điều. So với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, dự thảo luật đã bỏ 4 điều, bổ sung 06 điều, sửa đổi 229 điều.
Quốc hội dự kiến thông qua luật này trong Kỳ họp thứ 6.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC