Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 04/01/2022 - 06:00
(Thanh tra) - Sáng nay 4/1, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tại kỳ họp này, Quốc hội họp trực tuyến để xem xét, thông qua 4 nội dung mang tính cấp bách, “quốc kế, dân sinh” để sớm phục hồi kinh tế.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua một số nghị quyết tại kỳ họp 2 ngày 13/11/2021. Ảnh: Đ.X
Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Đồng thời, sẽ thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ; nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Bơm thêm tiền vào nền kinh tế sẽ tăng bội chi, nợ công
Liên quan đến gói tài chính, tiền tệ được Quốc hội bàn thảo, xem xét nhằm giúp sớm phục hồi nền kinh tế, không để Việt Nam rơi vào suy thoái kinh tế và suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.
Khi thiết kế gói chính sách này, cũng có những lo ngại làm tăng nợ công và bộ chi.
Trả lời báo chí vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, khi nền kinh tế phát triển thì sẽ dùng chính sách tài khóa tiền tệ để điều hòa, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Còn khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm thì phải tăng thêm nguồn lực kích thích nền kinh tế phát triển.
Với Việt Nam, làn sóng dịch lần thứ 4 khiến quý 3 tăng trưởng giảm sâu và cả năm 2021 chỉ tăng 2,85%. Theo ông Toàn, dù đã có nhiều giải pháp, tăng trưởng dương, nhưng vẫn cần phải có chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, vực dậy tăng trưởng để phục hồi.
Tuy vậy, gói chính sách tài chính, tiền tệ cần bảo đảm an ninh an, toàn tài chính. Vì vậy, gói chính sách tài chính tiền tệ phải gắn với mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô.
“Chắc chắn khi ta sử dụng gói kích thích, tức là bơm thêm tiền vào nền kinh tế, tăng tiền phải tăng bội chi, đó là điều chắc chắn. Giảm thuế, tăng bội chi thì sẽ tăng nợ công, nhưng cần tính toán ở mức độ nhất định, gắn với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu kích thích tăng trưởng, vừa giữa ổn định cân đối vĩ mô”, ông Toàn nhấn mạnh.
Ông Toàn cũng lưu ý, điều hành phải hết sức thận trọng, bởi nếu đặt mức bội chi cao quá, dành số tiền lớn quá, mức tăng nợ công cao sẽ làm ảnh hưởng an ninh tài chính quốc gia, không ổn định vĩ mô.
“Nếu điều hành không khéo sẽ tác động ngược trở lại, vì tăng cung tiền, đẩy lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nêu rõ.
Thúc đẩy sản xuất, phòng chống dịch COVID -19
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật, theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, là nhằm kịp thời xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh liên quan đến việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thông qua việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều nơi.
Nội dung nữa là xây dựng nghị quyết của Quốc hội cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế của địa phương này.
Dự thảo nghị quyết được thiết kế với các cơ chế, chính sách đặc thù về: Quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước; quản lý đất đai; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, cục bộ quy hoạch chung đô thị; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ; khu liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ.
Nội dung cuối cùng, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu đầu tư của dự án nhằm hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn giao thông, tốc độ cao; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Theo tờ trình của Chính phủ, sơ bộ tổng mức đầu tư của sự án là 146.990 tỷ đồng tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2023, cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 04/01 và bế mạc vào ngày 11/01.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng