Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng nêu lời giải điều hành hoàn hảo để chỉnh giá hợp lý

Hương Giang

Thứ năm, 06/06/2024 - 10:53

(Thanh tra) - “Điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế với phòng chống lạm phát, kết hợp hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả hợp lý”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: P.Thắng

Sáng 6/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và làm rõ các nội dung đại biểu nêu hai ngày qua.

Làm thế nào để kiểm chế lạm phát?

Quan tâm đến vấn đề kiểm soát lạm phát, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, áp lực điều hành lạm phát còn rất lớn. Nhất là sắp tới chúng ta triển khai cải cách tiền lương vào tháng 7 năm 2024

“Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết, định hướng công tác điều hành giá trong thời gian tới để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát?”, đại biểu hỏi.

Trả lời, Phó Thủ tướng cho rằng, câu hỏi và cách đặt vấn đề của đại biểu hết sức chính xác. Trong bối cảnh hiện nay lạm phát liên quan nhiều đến mặt hàng thiết yếu.

“Việt Nam là nền kinh tế mở, nhập khẩu khá nhiều nguyên vật liệu. Điều này phụ thuộc vào thị trường thế giới. Chúng ta cũng đang thực hiện nhiều gói kích cầu, tăng lương dẫn đến biến động và ảnh hưởng kinh tế vĩ mô, đặc biệt là ảnh hưởng đến chỉ số lạm phát”, Phó Thủ tướng nói.

Thời gian qua, theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai quyết liệt các giải pháp trong đảm bảo về sản xuất, cung ứng, lưu thông và phân phối để đảm bảo các mặt hàng mà Chính phủ quản lý và kiểm soát về giá được điều chỉnh có lộ trình, thời gian phù hợp.

Ông cũng cho hay, trước biến động giá vàng vừa rồi, Chính phủ cũng đưa ra nhiều nhằm ổn định giá trị của đồng tiền. “Bảm bảo các tỷ giá, giá trị của đồng tiền là chính sách rất quan trọng đi đối với chính sách tài khóa”, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh.

Cùng với đó, Chính phủ đưa ra các chính sách kích cầu tiêu dùng như du lịch, mua sắm. Có nhiều chính sách tăng đầu tư khu vực công, các cơ sở hạ tầng thiết yếu để đảm bảo sản xuất, kinh tế phát triển.

“Với điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế với phòng chống lạm phát kết hợp hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ, tài khóa thì chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả hợp lý”, Phó Thủ tướng trả lời.

Xây dựng tiêu chí hành lang an toàn điện gió

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) cho hay, hiện nhiều tỉnh đang gặp vướng mắc quy định của pháp luật về việc bồi thường, hỗ trợ đối với các công trình, phần đất nằm trong hành lang an toàn điện gió.

Việc này, theo bà Nhi, đã kéo dài nhiều năm, đời sống và quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi, nhiều đoàn khiếu nại đông người, vượt cấp gây mất an ninh, trật tự ở địa phương, hoạt động của các nhà máy điện gió sau khi hoàn thành gặp nhiều khó khăn.

Nhận định để giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp của nhiều bộ ngành, của Chính phủ, bà Nhi hỏi, Luật đất đai sửa đổi 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành thời gian tới có giải quyết dứt điểm được trình trạng này hay không?

“Cử tri đang rất trông chờ vào cam kết của Chính phủ về giải quyết vấn đề này như thế nào”, bà Nhi nói.

Hồi đáp chất vấn của đại biểu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói kỳ họp trước ông đã trả lời vấn đề này.

Ông cho hay, theo quy định của Luật Đất đai, hành lang an toàn là một trong những khu vực khi cần thiết Nhà nước sẽ thu hồi. Nhà nước có các chính sách thu hồi phù hợp như nếu có nhà ở, các công trình sản xuất thì sẽ đền bù như các công trình khác.

“Cái khó là hiện nay chúng ta chưa có tiêu chí để xác định hành lang đó chiều rộng, dài là bao nhiêu để có chính sách phù hợp. Dưới hành lang đó, khu vực nào có thể tiếp tục sử dụng cùng với các trạm điện gió, khu vực nào phải thôi tuyệt đối”, ông Hà nói.

Vấn đề này, theo Phó Thủ tướng, đang chờ Bộ Công Thương ban hành các tiêu chí kỹ thuật an toàn để xác định các hành lang này.

“Trên cơ sở các hành lang này, chúng ta sẽ thực hiện thu hồi và có chính sách đền bù theo Luật Đất đai”, ông Trần Hồng Hà nói thêm.

Không thực hiện hoàn thổ gây hệ lụy

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nói hoàn thổ là nghĩa vụ bắt buộc của các đơn vị khi kết thúc khai thác tài nguyên, khoáng sản nói chung và khoáng sản làm nguyên vật liệu nói riêng để phục hồi môi trường.

Nhưng theo ông Tám, có nơi, có địa phương nghĩa vụ này chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Hệ luỵ là đất sản xuất của người dân không sản xuất được vì bị vùi lấp, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống sinh hoạt của người dân.

Nguyên nhân, trách nhiệm xử lý vấn đề? Chỉ đạo của Phó Thủ tướng để xử lý vấn đề này?, đại biểu đoàn Kon Tum chất vấn.

Phó Thủ tướng cho hay với các quy định hiện nay, vật liệu san lấp thông thường sẽ được đưa vào nhóm trình tự, thủ tục đơn giản nhất.

“Nhiều vật liệu có thể chúng ta chỉ coi chúng như tài nguyên đất thôi. Việc này khác với việc chúng ta phải có đề án để đóng cửa mỏ, đề án xử lý môi trường. Tất nhiên mỗi phương án đều có đề án nhưng sẽ đơn giản hơn”, ông Hà cho hay.

Phó Thủ tướng thông tin nội dung này khi sửa Luật Khoáng sản, địa chất sắp tới sẽ xử lý đầy đủ các vấn đề đại biểu nêu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.

Hương Giang

15:59 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm