Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nồng ấm ngày họp mặt

Thứ bảy, 24/11/2012 - 09:55

(Thanh tra) - Hòa cùng các hoạt động kỷ niệm 67 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam của Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra, sáng 22/11/2012, tại hội trường Thanh tra Chính phủ - 496 Nguyễn Đình Chiểu rộn ràng lời chào mừng của những người làm công tác Thanh tra và tiếng hát ngọt ngào của các nghệ sỹ đến chào mừng buổi gặp mặt.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình ôn lại những mốc son trong 67 hình thành và phát triển của Thanh tra Việt Nam

Sau lời giới thiệu chương trình của Cục Trưởng Cục III Võ Văn Đồng, những bài hát cách mạng đã được cất cao lên trong tiếng vỗ tay của đông đảo cán bộ, công chức ngành thanh tra. Thay mặt lãnh đạo ngành, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình đã đọc diễn văn ôn lại những mốc son trong 67 năm hình thành và phát triển của Thanh tra Việt Nam.

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Ngày 23/11/1945 đã đánh dấu sự ra đời và trở thành ngày truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam. Trong suốt 67 năm xây dựng trưởng thành, hoạt động của ngành Thanh tra luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau như: Ban Thanh tra đặc biệt; Ban Thanh tra Chính phủ; Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ; Ủy ban Thanh tra của Chính phủ; Ủy ban Thanh tra nhà nước; Thanh tra nhà nước; đến nay là Thanh tra Chính phủ. Trong 67 năm qua, ngành Thanh tra Việt Nam vẫn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị, thể hiện được vai trò nòng cốt trong đấu tranh xử lý vi phạm và giải quyết các bức xúc của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với địa bàn phía Nam, sau khi đất nước thống nhất, Thanh tra Chính phủ đã thành lập Vụ giải quyết khiếu nại tố cáo địa phương (Vụ 4) với biên chế ban đầu là 9 cán bộ, công chức. Đến năm 2005 được đổi tên thành Vụ giải quyết khiếu nại tố cáo phía Nam (Vụ 5). Để đáp ứng nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong tình hình mới, tháng 8/2008, Vụ 5 được chuyển thành Cục III với tên gọi đầy đủ là Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra khu vực III. Từ 9 biên chế ban đầu, hiện nay đội ngũ cán bộ của Cục III đã vững về chất lượng, đông về số lượng. Thời gian qua, mỗi cán bộ, công chức của Cục III, Đại diện Văn phòng Thanh tra Chính phủ, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra đã khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và nhân dân đánh giá cao. Thời gian qua, Cục III đã chủ động thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, gắn với từng bước củng cố tổ chức, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh với Đảng bộ Cục III, cùng các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên. Năm 2012, Cục III đã thành lập hàng chục tổ công tác, trực tiếp xuống địa bàn 20 tỉnh, thành phía Nam để tiến hành rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH của Thanh tra Chính phủ. Ngoài ra, Cục III cũng đã tăng cường giữ gìn mối quan hệ mật thiết, đoàn kết, thống nhất với các đơn vị khác của Thanh tra Chính phủ tại phía Nam như: Đại diện Văn phòng Thanh tra Chính phủ, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, cùng các cơ quan bộ ngành Trung ương, các địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra theo kế hoạch và các công tác đột xuất được Tổng Thanh tra giao. Những thành tích công tác của Cục III đạt được trong thời gian qua đã góp phần cùng toàn ngành Thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Chính phủ giao.

Chia sẻ những tâm tư, tình cảm tại buổi gặp mặt, Chánh Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Quách Hữu Phước cho rằng, nhiệm vụ của mỗi cán bộ thanh tra ngày càng nặng nề. Những điểm nóng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đều in dấu ấn của ngành Thanh tra trong việc tham mưu cho lãnh đạo hướng giải quyết. Có khi làm hết giờ làm việc, về nhà vừa bưng bát cơm thì lãnh đạo tỉnh gọi cũng phải bỏ ăn chạy đi ghi nhận vụ việc phức tạp phát sinh do công dân khiếu nại. Làm công tác thanh tra là phải chấp nhận những việc khó khăn, phức tạp, âm thầm lặng lẽ.

Đồng tình với điều này, Phó Chánh Thanh tra TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Kiến Quốc lại hình tượng hóa khi cho rằng: Làm nghề Thanh tra được Đảng tin, dân giao là vinh dự nhưng cũng không kém phần gian lao. Nhiều cán bộ của Thanh tra TP. Hồ Chí Minh thường động viên nhau khi gặp những vụ việc phức tạp mà hồ sơ đã dày lên theo ngày tháng là “ngoảnh lại là núi, phía trước là biển, còn cán bộ thanh tra đi chân trần lội trên cát nóng”. Mong muốn của những cán bộ làm công tác Thanh tra là cần mở rộng thêm hành lang pháp lý để tạo sự độc lập của ngành Thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa các tiêu chí: Vững mạnh, chuyên nghiệp, đủ tầm. Là một địa bàn có nhiều vụ việc phức tạp tồn đọng, thời gian qua Thanh tra TP. Hồ Chí Minh đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ với sự giúp đỡ về nghiệp vụ của Cục III, cũng như sự chỉ đạo của các Phó Tổng Thanh tra phụ trách địa bàn phía Nam. Nhìn nhận dưới góc độ khác, Phó Tổng Biên tập Báo Thanh tra Đặng Kim Thanh đã nêu lên sự cần thiết tăng cường mối quan hệ giữa các đơn vị thông tin của ngành với hoạt động thực tiễn của Cục III và lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng như Thanh tra các địa phương để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    Ngọc Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm