Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/02/2019 - 06:35
(Thanh tra)- Trao đổi với PV Báo Thanh tra, Bí thư Trung ương (TƯ) Đảng, Chủ tịch Ủy ban (UB) TƯ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, “nơi nào có điểm nóng thì Mặt trận phải có ý kiến” để kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của Đất nước.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Ảnh: V.Đông
Lo lắng sự nhiêu khê của một số cán bộ
+ Thưa Chủ tịch, ông từng trao đổi “công tác giám sát của MTTQ là việc khó nhưng phải quyết tâm thực hiện có kết quả, hiệu quả”. Nhìn lại thời gian qua, ông có thể khái quát những điểm nổi bật trong công tác này?
- Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn: Có thể nói, thực hiện Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam, Nghị quyết liên tịch giữa Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, công tác giám sát của MTTQ Việt Nam từ chỗ bước đầu “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm” đến nay đã đi vào nề nếp, thực chất, hiệu quả hơn.
Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận xây dựng, ký kết và tổ chức thực hiện 12 chương trình phối hợp về giám sát trên các lĩnh vực như việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế; khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017 - 2019; giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) ở địa phương, cơ sở; đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2018-2020…
Bên cạnh đó, triển khai quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính TƯ với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam thí điểm giám sát việc “công khai, minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện, cấp xã trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng tại một số dự án kinh tế, xã hội trên địa bàn địa phương”.
Quá trình tổ chức các hoạt động giám sát đều có sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý, phụ trách, để bảo đảm kịp thời nắm bắt, tổng hợp tình hình và đề xuất, tham mưu hoàn thiện cơ chế chính sách, giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, cơ sở, hoặc đề xuất xử lý những sai phạm, thiếu sót nếu có.
Sau giám sát, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đều có văn bản gửi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đề nghị phản hồi kiến nghị của MTTQ Việt Nam.
Đến nay, những nội dung, lĩnh vực giám sát của MTTQ Việt Nam đã tạo được những chuyển động tích cực nhận được sự quan tâm theo dõi, đồng tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giám sát của Mặt trận, thúc đẩy nhanh việc tiếp thu ý kiến của cử tri và Nhân dân.
+ Trong các báo cáo cho thấy, cử tri, nhân dân vẫn bất bình với nạn tham nhũng “vặt” chưa giảm. Từng đề cập đến vấn đề này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải tập trung chống “tham nhũng vặt” vì “nó như ghẻ ruồi rất khó chịu”. Từ góc độ của người làm công tác Mặt trận, xin ông chia sẻ giải pháp cải cách hành chính để đẩy lùi tình trạng này?
- Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn: Hiện còn một số quy định chưa thật phù hợp với thực tiễn, chưa vì người dân, doanh nghiệp và vì cái chung. Lo lắng hơn là sự nhiêu khê, thiếu trách nhiệm, năng lực, đạo đức của một số cán bộ thực thi công vụ, tinh thần phục vụ Nhân dân có lúc, có nơi chưa cao.
Vì vậy, tôi cho rằng, công tác kiểm tra, đánh giá cần phải được coi trọng. Các cơ quan Nhà nước cần thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định hành chính để kiến nghị đơn giản hóa hoặc loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; giảm chi phí, rút ngắn thời gian giải quyết, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Định kỳ tổ chức thực hiện khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, đầu tư để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.
Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính các cấp, phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai tại công sở các quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính... để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát; đồng thời phải cập nhật kịp thời khi có thay đổi.
Cùng với đó, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, sự năng động, trung thực, kỷ cương, gương mẫu, tận tâm phục vụ Nhân dân, phục vụ xã hội trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa.
Nâng cấp và tăng cường số dịch vụ công trực tuyến; mở rộng mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
Để thực hiện được các nội dung trên, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cộng đồng trách nhiệm, sự nỗ lực của các cơ quan hành chính Nhà nước, sự nêu gương của người đứng đầu, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân.
Giám sát phải thể hiện chính kiến, quan điểm rõ ràng
+ Vậy thông qua công tác giám sát, MTTQ sẽ làm gì để góp phần ngăn chặn nạn tham nhũng “vặt”, thưa ông?
- Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn: Hiện tại, UBTƯ MTTQ Việt Nam có 2 chương trình giám sát về cải cách hành chính. Một là, Chương trình giám sát cải cách hành chính, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Hai là, Chương trình phối hợp giám sát cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực thuế, hải quan.
Chỉ có công khai, minh bạch mới thực sự là phương thức hữu ích để chống tham nhũng, phiền hà, quan liêu, tiêu cực, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
UBTƯ MTTQ Việt Nam cũng tiếp tục triển khai 4 hình thức giám sát, trong đó tăng cường phối hợp giám sát với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như: Quốc hội, HĐND; tập huấn nâng cao hiệu quả giám sát của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám đầu tư của cộng đồng;
Từ những phản ánh, ý kiến kiến nghị, đơn thư KN, TC của người dân, những vấn đề Nhân dân đang bức xúc, bằng các hình thức giám sát phù hợp tiến hành giám sát các nội dung cụ thể để phát hiện vi phạm, vướng mắc, bất cập trong chính sách, pháp luật cũng như trong tổ chức thực hiện.
Đồng thời, thể hiện chính kiến, quan điểm rõ ràng, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ hành chính, dịch vụ công, dịch vụ đơn vị sự nghiệp.
+ Nhắc đến KN, TC, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu, phải có hành động sát thực hơn để giảm tình trạng khiếu kiện vượt cấp lên TƯ, không gây bức xúc cho người dân. Mặt trận có đề xuất, kiến nghị gì để thực hiện được yêu cầu đó?
- Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn: Theo tôi, cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hoàn thiện chính sách pháp luật, nhất là luật đất đai và các quy định hướng dẫn về chính sách đền bù khi thu hồi đất sao cho phù hợp với giá đất thực tế của người dân đang sử dụng bởi đa số các KN, TC đều liên quan đến đất đai.
Chủ tịch UBND các cấp cần tiếp dân định kỳ, đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền phải quan tâm đúng mức công tác giải quyết KN, TC, không để tồn đọng đơn, thư khiếu nại của nhân dân, xem đây là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình công tác của cơ quan, đơn vị.
Kiên quyết không để xảy ra khiếu kiện kéo dài, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự. Nếu giải quyết nhiều lần chưa được thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa nguyên đơn và bị đơn, nắm thông tin từ nhiều kênh khác nhau trước khi tổ chức đối thoại.
Cán bộ làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư phải có trình độ chuyên môn để giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, cũng như nghiên cứu kỹ thẩm quyền giải quyết KN, TC, kiến nghị của công dân, tránh chuyển đơn vòng vo không đúng cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết.
Đồng thời, tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, HĐND, đại biểu dân cử, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác tiếp dân và xử lý đơn thư; đôn đốc việc giải quyết đơn thư của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết đơn thư…
Với Mặt trận, nơi nào có điểm nóng thì Mặt trận phải có ý kiến. MTTQ Việt Nam các cấp phải phát huy vai trò lắng nghe ý kiến nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ hòa giải ở ấp, khu phố để góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn ngay tại cơ sở.
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hương Giang (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã hoàn thành toàn bộ chương trình và tiến hành phiên bế mạc.
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2027 của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Trung Hà
20:45 11/12/2024Trung Hà
20:43 11/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên