Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 17/01/2014 - 21:10
(Thanh tra) - Ngày 17/1, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phải tạo điều kiện cho người nghèo, đối tượng chính sách được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí. Ảnh: Thảo Nguyên
Chất lượng tham gia tố tụng chưa cao
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, trợ giúp pháp lý là một chính sách lớn trong tổng thể các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước ta.
Thông qua thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Chiến lược, công tác trợ giúp pháp lý đã trở thành cầu nối giữa chính quyền và nhân dân, góp phần bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được trợ giúp pháp lý; nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, công tác trợ giúp pháp lý vẫn còn nhiều bất cập, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp đề ra trong Chiến lược bộc lộ những điểm chưa phù hợp so với thực tế nguồn lực, năng lực thực tế của các vùng, miền cần có sự điều chỉnh.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cũng cho thấy, chỉ tiêu bảo đảm từ 50 - 60% số tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý (giai đoạn 2011 - 2015) không khả thi, thực tế con số này chỉ mới 10,6%. Chỉ tiêu bảo đảm từ 60 - 70% trợ giúp viên pháp lý được luân phiên bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước tương đương ngạch chuyên viên là không cần thiết (trừ chức danh giám đốc trung tâm) vì trợ giúp viên pháp lý là chức danh nghề nghiệp.
Hay chỉ tiêu thành lập chi nhánh của trung tâm trợ giúp pháp lý tại các huyện xa trung tâm (từ trên 25km đối với địa bàn đồng bằng đông dân cư và trên 35km đối với địa bàn vùng trung du, miền núi) đang dẫn đến nhiều bất cập. Một số địa phương thành lập nhiều chi nhánh nhưng không dựa vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện của địa phương về nguồn lực con người, kinh phí, cơ sở vật chất, nên hiệu quả hoạt động không cao.
Bên cạnh cạnh đó, việc nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lý còn hạn chế; phát triển mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý Nhà nước chưa phù hợp; đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý chưa ổn định và việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý chưa được đầu tư xứng đáng; công tác xã hội xóa hoạt động trợ giúp pháp lý chưa được đẩy mạnh; chất lượng vụ việc tham gia tố tụng chưa cao; kinh phí cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý còn hạn chế, thậm chí có địa phương chỉ cấp kinh phí 40 triệu đồng/năm…
Không để người dân “đói” pháp luật
Để tăng cường khả năng đáp ứng, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho rằng, hoạt động trợ giúp pháp lý cần tập trung chủ yếu vào cung cấp vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng. Hàng năm, Chính phủ phê duyệt dòng ngân sách cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý bảo đảm chính sách an sinh xã hội, bảo đảm nhóm yếu thế trong xác hội được tiếp cận pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, chiến lược cần sửa đổi, bổ sung theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý; Nhà nước tập trung vào hoạt động quản lý, điều phối, giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý. Đồng thời, xây dựng cơ chế để các luật sư thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với các công tác trợ giúp pháp lý. “Các luật sư có nghĩa vụ thực hiện một số vụ trợ giúp pháp lý nhất định hàng năm và không nhận thù lao”, Thứ trưởng Hiền nói.
Đại diện Bộ Tài chính, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Hồ Thị Hằng cho biết, ở Ailen, công tác trợ giúp pháp lý do Nhà nước chủ trì thực hiện, hàng năm vẫn cấp khoản kinh phí cho một số hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, để bảo đảm có kinh phí cho hoạt động, các trung tâm được thu phí từ các đối tượng được trợ giúp pháp lý nhưng có sự phân biệt đối tượng.
“Phụ nữ bị buôn bán, trẻ em bị bắt cóc sẽ được trợ giúp pháp lý ngay và miễn phí. Đối với người có thu nhập thấp chia ra các mức khác nhau, dưới 18.000 EUR/tháng thì được miễn phí toàn bộ và từ 18.000 EUR/tháng trở lên thì đóng một phần phí. Mô hình này có thể tham khảo đối với trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác trợ giúp pháp lý liên quan đến chính sách tài chính và huy động nguồn lực tài chính cho công tác này”, bà Hằng đề xuất.
Đồng tính với các ý kiến tham luận, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Nhà nước cần bảo đảm dòng ngân sách cho hoạt động này trong điều kiện kinh phí hỗ trợ từ bên ngoài đã cắt giảm, để tạo điều kiện cho người nghèo, đối tượng chính sách được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí khi có nhu cầu.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, sau hội nghị này, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý; đề xuất các chính sách thiết thực để đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý với những giải pháp, bước đi phù hợp với các vùng, miền và điều kiện thực tế ở các địa phương. “Cần hoàn thiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đừng để người dân đói nghèo về pháp luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Phó Chủ tịch cũng yêu cầu cần rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung mục tiêu, chỉ tiêu chưa phù hợp trong Chiến lược và Đề án Quy hoạch mạng lưới trung tâm trợ giúp pháp lý và các chi nhánh; rà soát các tổ chức trợ giúp pháp lý Nhà nước, chấm dứt các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Tập trung nguồn lực để cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng; nâng cao chất lượng tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý...
Trong 2 năm, các tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện 231.830 vụ việc, tăng 19% so với trung bình năm trước khi có Chiến lược, trong đó tư vấn pháp luật là chủ yếu với 213.335 vụ việc (chiếm 92%). Người được trợ giúp pháp lý chủ yếu là người nghèo và người dân tộc thiểu số. Trong tổng số 240.176 người đã được trợ giúp pháp lý thì có 93.421 người nghèo (38,9%); 42.832 người dân tộc thiểu số (17,8%); 34.079 người có công với cách mạng (14,2%); 10.819 trẻ em (4,5%)… Trợ giúp pháp lý lưu động được áp dụng phổ biến, kịp thời thông tin, phổ biến về quyền trợ giúp pháp lý đến người dân, tháo gỡ những vướng mắc pháp luật đơn giản ngay tại cộng đồng dân cư. Trung bình mỗi trung tâm thực hiện 67 đợt trợ giúp pháp lý lưu động/năm với khoảng 60 - 70 người tham dự/đợt. Riêng các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khoảng 80% xã được trợ giúp pháp lý lưu động ít nhất 1 đợt/năm. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương