Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 05/12/2024 - 13:01
(Thanh tra) - Nhấn mạnh muốn tinh gọn bộ máy, giảm biên chế thì phải phân cấp, phân quyền, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đồng thời lưu ý, phân cấp, phân quyền mà không chọn cán bộ thì nguy lắm!
Phát biểu tại hội thảo "phân quyền, phân cấp trong cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy" do Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức sáng 5/12, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, muốn tinh gọn bộ máy, giảm biên chế thì phải phân cấp, phân quyền.
“Tinh giảm gấp rút rồi, bộ máy đông quá, dân không chịu nổi”, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nói, ở Việt Nam 9-10 người dân “nuôi” 1 người hưởng lương ngân sách, trong khi Trung Quốc là 170, Nga là 200, Mỹ là 400, Nhật Bản 700.
“Bộ máy của mình biên chế tăng, trình độ cao, mà xử lý công việc cho dân thì chậm trễ, chất lượng thấp”, theo lời nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhận định, Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” ban hành từ năm 2017, nhưng đến giờ mới triển khai mạnh mẽ là “quá chậm chễ”.
“Nhanh hay chậm do người đứng đầu”
Đi cụ thể vào vấn đề phân cấp, phân quyền, theo nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, phân cấp thì phải giảm sự vụ cho cấp trên, kể cả Chính phủ. “Ở ta, toàn cấp trên ôm việc cấp dưới để làm”, ông nói.
Song song là tăng thẩm quyền cho cấp dưới; đẩy nhanh tiến độ công việc; bảo đảm 3 rõ “rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm”.
Khi phân cấp, phân quyền, theo ông Hợp, phải tôn trọng 5 nguyên tắc. Đầu tiên là, cấp nào nhận đủ thông tin thì ưu tiên cho cấp đó ra quyết định. “Chúng ta không thể có tình trạng một anh rất hiểu, đầy đủ thông tin ngồi phân tích, báo cáo cho một anh không hiểu gì cả ra quyết định”, ông Hợp nêu quan điểm.
Thứ hai, cấp nào chịu trách nhiệm trực tiếp thì cấp đó ra quyết định. Thứ ba, cấp nào hiểu cán bộ và gần cán bộ nhất thì cấp đó ra quyết định. Thứ tư, phân cấp lệ thuộc về đạo đức cán bộ, năng lực cán bộ, tín nhiệm của cán bộ.
“Phân cấp, phân quyền mà không chọn cán bộ thì nguy lắm, trao quyền cho họ mà họ không đủ tiêu chuẩn thì chết”, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhận định.
Nguyên tắc thứ 5 khi phân cấp, theo ông Hợp, phải chú ý 3 vấn đề quan trọng là: tài chính, biên chế, và cán bộ.
Những việc cần làm sau phân cấp, phân quyền cũng được nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đề cập. Trong đó, ông nhấn mạnh, sau phân cấp phải đốc thúc thực hiện.
“Chậm trễ là do lãnh đạo, chứ không phải do chuyên viên”, ông Hợp chia sẻ thực tiễn, một công văn, nếu ông chuyển một vụ xử lý với yêu cầu ngày này, ngay kia phải báo cáo bộ trưởng, thì không ai chậm hết. Nhưng nếu viết “kính chuyển vụ tài chính xử lý và báo cáo” thì có khi phải mất 2-3 tháng.
“Điều đó chứng tỏ nhanh hay chậm là do người đứng đầu, chứ không phải bộ máy tham mưu”, ông Hợp nói; đồng thời lưu ý, người đứng đầu phải nắm được công việc, dự đoán được công việc và thời gian.
Phân cấp, phân quyền phải gắn với chọn cán bộ
Sau phân cấp cũng phải kiểm tra, khen chê kịp thời. Anh làm đúng thì biểu dương, không đúng là xử lý. Cạnh đó, kịp thời phát hiện những điều mình phân cấp, phân quyền mà không đúng để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
“Phân cấp, phân quyền khó lắm, không dễ đâu”, theo lời nguyên Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Vì vậy, thực hiện phải rất quyết liệt.
Ông Lê Doãn Hợp chia sẻ, khi làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, ông thấy không thể bộ trưởng ngồi ký quyết định tiếp nhận cán bộ, lên biên chế cán bộ, đề bạt phó phòng, trưởng phòng. Vì vậy, ông quyết định phân cấp cho vụ trưởng tiếp nhận và đề bạt phó phòng, trưởng phòng, nên xử lý công việc nhanh.
“Trưởng, phó phòng giúp việc cho vụ trưởng chứ có phải cho bộ trưởng đâu. Tôi làm ai cũng thừa nhận đúng, cả một nhiệm kỳ suôn sẻ. Tôi về hưu xong quay lại như cũ”, ông Hợp cho hay.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nhấn mạnh phân cấp, phân quyền thì quan trọng nhất là cán bộ cấp trên. Bởi, cán bộ cấp trên không chuẩn thì “cấp dưới tìm chỗ đứng an lành rất khó, không mất việc, không mất chức cũng chẳng yên thân”.
“Cán bộ cấp trên mà dốt thì loại cán bộ cấp dưới giỏi, đó là chắc chắn”, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nói thêm, “cấp trên giỏi, mình báo cáo họ hiểu ngay, còn không mình báo cáo mãi cũng không hiểu”. Cho nên, phân cấp phải gắn với chọn cán bộ.
Phân cấp, phân quyền hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển
TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhận định, phân cấp, phân quyền trong bộ máy Nhà nước vừa phát huy tính chủ động, tự quyết, tự làm và tự chịu trách nhiệm của địa phương, vừa bảo đảm tính thống nhất trong quản lý quốc gia của Trung ương.
“Phân cấp, phân quyền hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển, thực hiện được mục tiêu “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hệ quả” của toàn bộ hệ thống tổ chức. Ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của từng địa phương và của cả đất nước”, theo lời ông Anh Tuấn.
Ông cho rằng, trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này, phân cấp, phân quyền giữa Nhà nước Trung ương với chính quyền địa phương là vấn đề vừa cấp bách, vừa then chốt, có tính đột phá chiến lược, xóa bỏ các “điểm nghẽn” để từng địa phương và cả đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 27 (mở rộng) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Hội nghị đã thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng, đặt nền móng cho các kế hoạch phát triển trong năm 2025.
Bùi Bình
14:25 26/12/2024(Thanh tra) - Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang) khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 41, tập trung thảo luận và thông qua dự thảo kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị. Bà Chúng Thị Chiên, Bí thư Thành ủy, đã chủ trì hội nghị.
Bùi Bình
14:20 26/12/2024TK
12:37 26/12/2024Hương Giang
22:07 25/12/2024Hoàng Nam
21:34 25/12/2024Trung Hà
18:50 25/12/2024TC
TC
Lê Hiếu
Thái Hải
Thanh Chương
Đông Hà
Thanh Chương
Bùi Bình
Thái Hải
Bùi Bình