Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 23/09/2024 - 16:22
(Thanh tra) - Trong xây dựng pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong xây dựng pháp luật cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời thiết kế công cụ kiểm soát quyền lực. Ảnh: N.Bắc
Đây là định hướng được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, ngày 23/9.
Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung: Dự án Luật Dữ liệu; đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).
Kết luận chung, Thủ tướng cho biết Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua 15 dự án luật và cho ý kiến với 11 dự án luật tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV.
Nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, trong khi thời gian từ nay đến kỳ họp thứ 8 còn rất ít, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính. Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên tối đa thời gian, công sức, trí tuệ, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật để trình Quốc hội, bảo đảm chất lượng và tiến độ.
Trong quá trình xây dựng pháp luật, các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật; khẩn trương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng những vấn đề phát sinh hay nội dung vượt thẩm quyền.
Thủ tướng nêu rõ, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; bảo đảm tính khả thi, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để.
Ông quán triệt cần huy động, phân bổ các nguồn lực có hiệu quả; thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm các khâu trung gian.
Xây dựng pháp luật phải thiết kế công cụ tăng cường quản lý hiệu quả phù hợp với điều kiện Việt Nam, song phải kiến tạo cho sự phát triển và tạo điều kiện huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan, theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và có công cụ để xử lý những vi phạm của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan, trên quan điểm không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý xây dựng các luật kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong luật hiện hành. Những nội dung còn nhiều ý kiến khau, không quy định cụ thể trong dự án luật mà đề xuất giao Chính phủ quy định, hướng dẫn cụ thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội.
Trước đó, cho ý kiến về Dự án Luật Dữ liệu (do Bộ Công an chủ trì xây dựng), các đại biểu thảo luận về nội dung liên quan đến khái niệm dữ liệu, kết nối, chia sẻ, thẩm quyền; về ngân sách thực hiện Chiến lược Dữ liệu; kết nối, chia sẻ, điều phối dữ liệu…
Về đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (do Bộ Công an chủ trì), các thành viên Chính phủ thảo luận kỹ chính sách xây dựng, phát triển, quản trị, xử lý dữ liệu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu, quản lý Nhà nước về dữ liệu; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu; các điều kiện, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân…
Ở Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (do Bộ Y tế chủ trì), Chính phủ xem xét các nội dung liên quan đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; chuyển tuyến cấp chuyên môn kỹ thuật; quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế; nâng cao hiệu quả quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế; tiêu chí, nguyên tắc sử dụng danh mục thuốc sử dụng khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế…
Trong đề nghị xây dựng Luật Luật sư sửa đổi (do Bộ Tư pháp chủ trì), Chính phủ nhất trí sửa đổi toàn diện Luật Luật sư năm 2006 nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền của công dân nhờ luật sư bào chữa; các chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Hương Giang
17:00 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên