Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 12/11/2024 - 18:03
(Thanh tra) - Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là vấn đề lớn, đã nói nhiều và đã thực hiện. Nhưng chúng ta thấy vẫn vướng, mà vướng tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn.
Chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó có vấn đề phân cấp, phân quyền.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nêu, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất bộ máy hành chính thì phải gắn phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp.
Quá trình triển khai, theo bà Hoa, còn tồn tại, hạn chế như việc rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật chuyên ngành còn chậm; việc phân cấp, phân quyền chưa tính tới đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, khả năng quản lý của từng cấp, ngành; chưa phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của từng địa phương.
“Đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương thời gian tới?”, bà Hoa hỏi.
Chung quan mối quan tâm, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng trong đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho.
Ông nhắc trong báo cáo do Thủ tướng trình bày có nội dung: Việc phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập; vẫn còn tình trạng chưa “đúng vai, thuộc bài”….
“Thực tế, phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực vẫn chưa thật đồng bộ với nhau”, ông Mai.
Theo đại biểu, có việc Trung ương phân bổ nguồn lực nhưng không phân cấp, phân quyền cho địa phương và ngược lại. Điển hình là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nên phát sinh nhiều vướng mắc, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện chương trình tại các địa phương.
Từ đó, ông Mai đề nghị Thủ tướng cho biết thêm giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trên để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phát biểu khai mạc kỳ họp 8 vừa qua.
Trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là vấn đề lớn, đã nói nhiều và đã thực hiện. Theo ông, trong nhiệm kỳ này, cho đến nay, Chính phủ đã trình với Quốc hội ban hành 14 luật liên quan, 9 nghị quyết. Chính phủ đã bổ sung, thay thế 27 nghị định.
“Chúng ta thấy vẫn vướng về phân cấp, phân quyền. Mà vướng tập trung chủ yếu ở Trung ương, đây là “nút thắt lớn”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Nêu giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh, cần rà soát lại các quy định của pháp luật, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, như xem xét lại Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Cùng với đó, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn; tăng cường giám sát, kiểm tra.
Thủ tướng nhấn mạnh phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, và nâng cao năng lực thực thi của các cấp.
Tăng trưởng 6-7% thì rất khó đạt được hai mục tiêu kỷ niệm 100 năm thành lập nước
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu, Chính phủ, Thủ tướng xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được những kết quả quan trọng để tháo gỡ rào cản, tạo môi trường, động lực phát triển kinh tế- xã hội.
Những điểm nhấn quan trọng nhất trong thời gian tới, Thủ tướng chọn vấn đề gì? Đại biểu Yến hỏi.
Đáp lại, Thủ tướng cho biết, ưu tiên đầu tiên của ông là phân cấp, phân quyền.
Theo Thủ tướng, điểm nghẽn hiện nay, ngoài thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn” như Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập, thì ưu tiên hiện nay của chúng ta chính là tăng trưởng.
“Ưu tiên tăng trưởng thì phải có nguồn lực. Nếu tăng trưởng bình bình như hiện nay, 6-7% thì rất khó đạt được hai mục tiêu khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Do đó, phải ưu tiên cho tăng trưởng, mà muốn thế phải tháo gỡ thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, của Nhân dân, của xã hội, nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp”, theo Thủ tướng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 10 tỉnh thì giảm được 1 huyện và 161 xã, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Hương Giang
09:50 14/11/2024(Thanh tra) - Ngày 13/11, Tỉnh ủy Nam Định tổ chức công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng dự, chủ trì hội nghị.
Hương Giang
18:18 13/11/2024Chính Bình
17:53 13/11/2024Hương Giang
17:46 13/11/2024Nam Dũng
14:36 13/11/2024Hoàng Hiệp
Ngọc Giàu
HT
Hương Giang
Trung Hà
Thanh Nhung
H.A
H.A
Kim Thành
Chu Tuấn