Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/01/2019 - 19:16
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi dự, chủ trì và chỉ đạo tại hội nghị triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức vào ngày 8/1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngành Tài nguyên và Môi trường
Nhiều kết quả khả quan
Năm 2018, toàn ngành TN&MT đã đạt được những chỉ tiêu cơ bản đặt ra. Trước hết là tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế-xã hội, tăng nguồn thu ngân sách.
Thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để giải quyết nhu cầu nhà ở, phát triển sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; trong 3 năm đã đưa hơn 50 nghìn ha đất chưa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế-xã hội; xử lý, thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án với diện tích gần 30 nghìn ha. Hoàn thành sắp xếp nâng cao hiệu quả sử dụng đối với 2 triệu ha đất của các công ty nông, lâm nghiệp; thu hồi chuyển cho các địa phương hơn 400 nghìn ha…
Hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều chỉ tiêu khác về môi trường đều có chuyển biến tích cực; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành, đóng góp cho tăng trưởng. Nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo, giảm đáng kể thiệt hại về người và vật chất do thiên tai so với năm 2017.
Các chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân, chỉ số cải cách hành chính… đều tăng; công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; ứng phó với biến đổi khí hậu đã huy động được toàn xã hội vào cuộc. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã huy động được toàn xã hội vào cuộc.
Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm
Trong năm 2019, toàn ngành TN&MT sẽ tạo đột phá trong thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu; thể chế hoá các cam kết quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia; chủ động phòng ngừa ô nhiễm, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, coi rác thải là tài nguyên; kiểm soát chặt chẽ các dự án tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.
Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết cơ bản các điểm nóng phát sinh về khiếu nại, tố cáo. Tăng cường thanh tra đột xuất để giải quyết tình trạng nhũng nhiễu, hành dân gây bức xúc trong dư luận. Tổ chức lực lượng thanh tra theo vùng để nắm bắt và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật. Đa dạng hoá các kênh thông tin để tiếp nhận phản ánh kiến nghị; triển khai tổ công tác liên ngành để giải quyết các vụ việc phức tạp kéo dài, các điểm nóng phát sinh.
Chuẩn bị hạ tầng phục vụ quản lý thông minh dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quản lý địa chính 3D.
Lập, quản lý quy hoạch theo không gian, từng bước tích hợp các quy hoạch có sử dụng đất bao gồm cả không gian ngầm và trên không; giám sát môi trường, nguồn nước xuyên biên giới, biến động diện tích đất rừng, các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia thông qua quản lý thông minh, sử dụng bền vững tài nguyên nước; nghiên cứu, điều tra tai biến địa chất phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh các nguy cơ sạt lở, sụt lún. Ngăn chặn khai thác cát sỏi, phòng chống sạt lở bờ sông, ven biển.
Tăng cường điều tra cơ bản để vươn ra, làm chủ biển. Huy động nguồn lực để triển khai Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, trong đó ưu tiên đầu tư cho tăng cường năng lực nghiên cứu biển, phát triển đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia chuyên sâu; đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản; ngăn ngừa, giảm rác thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Tăng diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển đạt tối thiểu 4,2% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi rừng ngập mặn ven biển.
Tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, hành động bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.
Lưu ý về công tác cán bộ
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao báo cáo của Bộ TN&MT, báo cáo đã được chuẩn bị rất công phu, đầy đủ, đưa rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước ngành TN&MT.
Nhấn mạnh TN&MT là 1 trong 3 vấn đề trụ cột phát triển của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần nói thẳng vào các vấn đề… "Làm sao để phát huy được nguồn lực; kinh tế tài chính trong ngành TN&MT; công tác xã hội hóa ngành TN&MT; những vướng mắc về thủ tục hành chính, vướng mắc giao quyền; đánh giá tác động môi trường ở các dự án là hình thức hay thực chất”.
Thủ tướng cũng lưu ý, công tác cán bộ trong hệ thống ngành TN&MT là rất quan trọng, nhất là về phẩm chất, đạo đức, năng lực cán bộ như thế nào để đáp ứng nhiệm vụ được giao? Cũng như những bức xúc hiện hay về TN&MT cần phải có những giải pháp khắc phục. Đó là vấn đề các dòng sông chết; vấn đề hạ mực nước ngầm do khai thác bừa bãi; công tác quản lý và sử dụng đất đai nông lâm trường; công tác xã hội hóa nguồn lực phát triển ngành TN&MT; việc chấm dứt khai thác cát bừa bãi… và những vấn đề về cơ chế, chính sách.
Đánh giá Bộ TN&MT thời gian qua rất phát triển nhưng Thủ tướng cho rằng giữa khoảng cách giữa đời sống với thể chế chính sách vẫn còn. Yếu tố quan trọng để thực thi chính sách là cán bộ.
Thủ tướng đề nghị Bộ TN&MT mạnh dạn điều động, kỷ luật, bãi nhiệm, khen thưởng… “Chúng ta cần khen thưởng những cán bộ làm tốt, phê phán những cán bộ làm không tốt trong lĩnh vực TN&MT. Cái mà tôi muốn nói ở đây là cán bộ ở hệ thống ngành từ Trung ương đến địa phương để tạo nguồn lực để phát triển…”.
Trong năm 2019, mục tiêu năm nay mà Chính phủ đề trong 12 chữ “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”, có “bứt phá”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: Vậy thì, “bứt phá” trong ngành TN&MT trong năm 2019 là gì... Thủ tướng gợi ý.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình