Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Minh bạch hơn, phục vụ người dân tốt hơn

Thứ sáu, 20/07/2012 - 16:34

(Thanh tra) - Đó là chủ đề xuyên suốt tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) lần thứ 10 do Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về công nghệ thông tin (CNTT), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tổ chức trong 2 ngày (20 - 21/7).

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu xây dựng hệ thống dữ liệu để phục vụ người dân tốt hơn

Theo báo cáo của IDG về CPĐT 2012: 96,6% các bộ, ngành ở nước ta có website riêng, 100% các tỉnh, thành phố có cổng thông tin điện tử, 83,6% các thông tin chỉ đạo được đưa lên mạng. Chính phủ cũng đã đưa ra các mục tiêu cho giai đoạn 2011 - 2015 về CPĐT, hướng tới bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên quy mô quốc gia, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô quốc gia thiết yếu, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả, định hướng đồng bộ và thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.Báo cáo xếp hạng mới nhất của Liên hợp quốc về CPĐT cho thấy: Việt Nam đã cải thiện được thứ bậc từ 90 (năm 2010) lên vị trí 83 (năm 2012); đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á và phần lớn các chỉ số đánh giá của Việt Nam đều đạt cao hơn so với mức trung bình của thế giới cũng như trong khu vực. Nổi bật là chỉ số về cơ sở hạ tầng, nguồn lực con người hay chỉ số CPĐT.  Toàn cảnh Hội thảo Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: Trong năm 2011, công tác ứng dụng CNTT tiếp tục triển khai mạnh và đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước cũng như dịch vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. So với năm 2010, các cơ quan Nhà nước tiếp tục duy trì và xây dựng thêm nhiều dịch vụ công trực tiếp ở mức độ 3 và mức độ 4 (năm 2010 có 748 dịch vụ mức độ 3, có 3 dịch vụ ở mức độ 4; năm 2011 có 829 dịch vụ mức độ 3, 8 dịch vụ mức độ 4). Hướng tới mục tiêu đẩy mạnh tiến trình phát triển CPĐT tại Việt Nam, Hội thảo năm nay tập trung vào 3 nội dung chính: Phát triển hạ tầng cho CPĐT, phát triển cung cấp dịch vụ công và phát triển công dân điện tử. Hội thảo sẽ tìm và khai thác các vấn đề ở mức độ sâu hơn, đề cao tính hiệu quả và thiết thực của các chương trình CPĐT, cải cách hành chính.Hội thảo gồm 2 phiên thảo luận chuyên đề chuyên sâu và 3 phiên thảo luận đan xen, nhằm đánh giá các thành tựu trong việc phát triển CPĐT; tìm ra các điểm yếu tồn đọng và kiến nghị áp dụng các phát minh mới trong lĩnh vực CNTT vào CPĐT. Chuyên đề 1 “Hạ tầng cho CPĐT” tập trung thảo luận về ứng dụng các công nghệ hiện đại vào nâng cao hiệu quả của CPĐT. Chuyên đề 2 “Phát triển công dân điện tử, đẩy mạnh cung cấp CNTT và dịch vụ công trực tuyến” hướng tới các hành động thực tế để đưa CPĐT tới người dân, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện CPĐT.  Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son kỳ vọng Hội thảo sẽ đạt được mục tiêu phục vụ người dân tốt hơnVới các chủ đề mang tính ứng dụng và thiết thực cao, Hội thảo kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu: Giúp khối Nhà nước đẩy mạnh phát triển ứng dụng hiện đại của CNTT vào thủ tục hành chính, đồng thời hướng tới nâng cao tương tác của hệ thống CPĐT với người dân và doanh nghiệp, nâng cao quyền làm chủ và phục vụ xã hội tốt hơn.Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định số lượng và chất lượng dịch vụ công trên mạng ngày càng tăng, nhưng số lượng người dân tham gia lại hạn chế. Làm thế nào để phục vụ người dân tốt hơn, thu hút người dân sử dụng dịch vụ công là vấn đề mà Hội nghị Quốc gia về CPĐT lần thứ 10 cần phải bàn. Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong điều kiện kinh tế khó khăn, phục vụ người dân tốt chính là làm cho đời sống người dân tốt hơn, tăng mức đầu tư hơn. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với người dân còn yếu, còn chậm trong xây dựng cấu trúc dữ liệu; sự tương thích giữa các cấp còn yếu. Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, các bộ, ngành cần rà soát lại danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng cấp cơ sở dữ liệu ở địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành, liên thông từ trung ương đến địa phương để người dân tiếp cận nhiều hơn. Để làm tốt điều này, trước hết cần làm tốt việc rà soát, tuyên truyền để biết người dân biết về CPĐT. “Tiến tới cần xây dựng và hình thành hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc cung cấp dịch vụ công, đưa kết quả phát triển và ứng dụng CNTT trở thành một tiêu chí thi đua”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói.Cũng tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định, Hội thảo Quốc gia về CPĐT đã trở thành một sự kiện thường niên, uy tín, có thể đánh giá toàn diện về thực trạng triển khai CPĐT tại Việt Nam cũng như kế hoạch triển khai trong giai đoạn sắp tới; là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm triển khai CPĐT tại các quốc gia trong khu vực, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển CPĐT và cải cách hành chính công.  Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan Nhà nước năm 2011, theo Cục Ứng dụng CNTT (Bộ Thông tin Truyền thông), Thanh tra Chính phủ đã có sự phát triển vượt bậc, từ vị trí 20 năm 2010 tăng lên đứng vị trí thứ 5. Để có bước thăng hạng dài này là do từ cuối năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng Cổng Thông tin điện tử. Bên cạnh đó các quy định về trao đổi văn bản điện tử, sử dụng email, khuyến khích ứng dụng CNTT được ban hành giúp tỷ lệ cán bộ sử dụng ứng dụng CNTT, trao đổi văn bản điện tử trong công tác tăng.  Hồng Hà

Theo báo cáo của IDG về CPĐT 2012: 96,6% các bộ, ngành ở nước ta có website riêng, 100% các tỉnh, thành phố có cổng thông tin điện tử, 83,6% các thông tin chỉ đạo được đưa lên mạng. Chính phủ cũng đã đưa ra các mục tiêu cho giai đoạn 2011 - 2015 về CPĐT, hướng tới bảo đảm hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước trên quy mô quốc gia, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia, hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô quốc gia thiết yếu, phục vụ cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện hiệu quả, định hướng đồng bộ và thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.Báo cáo xếp hạng mới nhất của Liên hợp quốc về CPĐT cho thấy: Việt Nam đã cải thiện được thứ bậc từ 90 (năm 2010) lên vị trí 83 (năm 2012); đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á và phần lớn các chỉ số đánh giá của Việt Nam đều đạt cao hơn so với mức trung bình của thế giới cũng như trong khu vực. Nổi bật là chỉ số về cơ sở hạ tầng, nguồn lực con người hay chỉ số CPĐT.  Toàn cảnh Hội thảo Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin Truyền thông cho biết: Trong năm 2011, công tác ứng dụng CNTT tiếp tục triển khai mạnh và đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước cũng như dịch vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. So với năm 2010, các cơ quan Nhà nước tiếp tục duy trì và xây dựng thêm nhiều dịch vụ công trực tiếp ở mức độ 3 và mức độ 4 (năm 2010 có 748 dịch vụ mức độ 3, có 3 dịch vụ ở mức độ 4; năm 2011 có 829 dịch vụ mức độ 3, 8 dịch vụ mức độ 4). Hướng tới mục tiêu đẩy mạnh tiến trình phát triển CPĐT tại Việt Nam, Hội thảo năm nay tập trung vào 3 nội dung chính: Phát triển hạ tầng cho CPĐT, phát triển cung cấp dịch vụ công và phát triển công dân điện tử. Hội thảo sẽ tìm và khai thác các vấn đề ở mức độ sâu hơn, đề cao tính hiệu quả và thiết thực của các chương trình CPĐT, cải cách hành chính.Hội thảo gồm 2 phiên thảo luận chuyên đề chuyên sâu và 3 phiên thảo luận đan xen, nhằm đánh giá các thành tựu trong việc phát triển CPĐT; tìm ra các điểm yếu tồn đọng và kiến nghị áp dụng các phát minh mới trong lĩnh vực CNTT vào CPĐT. Chuyên đề 1 “Hạ tầng cho CPĐT” tập trung thảo luận về ứng dụng các công nghệ hiện đại vào nâng cao hiệu quả của CPĐT. Chuyên đề 2 “Phát triển công dân điện tử, đẩy mạnh cung cấp CNTT và dịch vụ công trực tuyến” hướng tới các hành động thực tế để đưa CPĐT tới người dân, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện CPĐT.  Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son kỳ vọng Hội thảo sẽ đạt được mục tiêu phục vụ người dân tốt hơnVới các chủ đề mang tính ứng dụng và thiết thực cao, Hội thảo kỳ vọng sẽ đạt được các mục tiêu: Giúp khối Nhà nước đẩy mạnh phát triển ứng dụng hiện đại của CNTT vào thủ tục hành chính, đồng thời hướng tới nâng cao tương tác của hệ thống CPĐT với người dân và doanh nghiệp, nâng cao quyền làm chủ và phục vụ xã hội tốt hơn.Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận định số lượng và chất lượng dịch vụ công trên mạng ngày càng tăng, nhưng số lượng người dân tham gia lại hạn chế. Làm thế nào để phục vụ người dân tốt hơn, thu hút người dân sử dụng dịch vụ công là vấn đề mà Hội nghị Quốc gia về CPĐT lần thứ 10 cần phải bàn. Phó Thủ tướng nêu rõ: Trong điều kiện kinh tế khó khăn, phục vụ người dân tốt chính là làm cho đời sống người dân tốt hơn, tăng mức đầu tư hơn. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chính quyền các cấp với người dân còn yếu, còn chậm trong xây dựng cấu trúc dữ liệu; sự tương thích giữa các cấp còn yếu. Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, các bộ, ngành cần rà soát lại danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng cấp cơ sở dữ liệu ở địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành, liên thông từ trung ương đến địa phương để người dân tiếp cận nhiều hơn. Để làm tốt điều này, trước hết cần làm tốt việc rà soát, tuyên truyền để biết người dân biết về CPĐT. “Tiến tới cần xây dựng và hình thành hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với việc cung cấp dịch vụ công, đưa kết quả phát triển và ứng dụng CNTT trở thành một tiêu chí thi đua”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói.Cũng tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son khẳng định, Hội thảo Quốc gia về CPĐT đã trở thành một sự kiện thường niên, uy tín, có thể đánh giá toàn diện về thực trạng triển khai CPĐT tại Việt Nam cũng như kế hoạch triển khai trong giai đoạn sắp tới; là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm triển khai CPĐT tại các quốc gia trong khu vực, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển CPĐT và cải cách hành chính công.  Đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan Nhà nước năm 2011, theo Cục Ứng dụng CNTT (Bộ Thông tin Truyền thông), Thanh tra Chính phủ đã có sự phát triển vượt bậc, từ vị trí 20 năm 2010 tăng lên đứng vị trí thứ 5. Để có bước thăng hạng dài này là do từ cuối năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng Cổng Thông tin điện tử. Bên cạnh đó các quy định về trao đổi văn bản điện tử, sử dụng email, khuyến khích ứng dụng CNTT được ban hành giúp tỷ lệ cán bộ sử dụng ứng dụng CNTT, trao đổi văn bản điện tử trong công tác tăng.  Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm