Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 22/02/2024 - 11:04
(Thanh tra) - Chính phủ cho hay, qua tổng kết 5 năm thực hiện Luật Cảnh vệ và tình hình thực tiễn hiện nay, cần thiết bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng Viện KSND Tối cao.
Chính phủ đề xuất bổ sung 3 chức vụ lãnh đạo vào diện đối tượng cảnh vệ. Ảnh minh họa
Dự án Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong phiên họp thứ 30, chiều 22/2.
Trong tờ trình về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, Chính phủ cho biết Luật Cảnh vệ được Quốc hội khóa XIV thông qua năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2018.
Luật là cơ sở pháp lý quan trọng quy định về tổ chức, hoạt động của lực lượng cảnh vệ và trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện công tác cảnh vệ, đồng thời giúp cho việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của lực lượng cảnh vệ được quan tâm đầu tư, nâng cấp hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Có thể thu hẹp phạm vi đối tượng cảnh vệ là sự kiện
Quá trình triển khai thi hành luật, Chính phủ cho hay đã xuất hiện một số vướng mắc, bất cập cần phải được xem xét sửa đổi, bổ sung, tập trung ở các nhóm vấn đề: đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ.
Về đối tượng cảnh vệ, pháp luật hiện hành quy định 3 nhóm đối tượng cảnh vệ, gồm: Nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, nhóm đối tượng cảnh vệ là khu vực trọng yếu và nhóm đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng.
Trong đó, đối tượng cảnh vệ là con người gồm: Cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam; khách quốc tế có tiêu chuẩn tương đương.
Tuy nhiên, theo Chính phủ, qua tổng kết 5 năm thực hiện Luật Cảnh vệ và tình hình thực tiễn hiện nay, cần thiết bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng Viện KSND Tối cao.
Lý giải điều này, tờ trình Chính phủ nêu, Thường trực Ban Bí thư là người phụ trách, chủ trì công việc hàng ngày của Ban Bí thư, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong tổ chức của Đảng, Nhà nước.
Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao là người đứng đầu các cơ quan tư pháp, có vai trò, tác động đối với công tác xét xử, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế, quyền con người, quyền công dân, đã được xác định là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước theo Kết luận số 35 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
“Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải áp dụng chế độ, biện pháp cảnh vệ với các đối tượng trên để bảo đảm tương đồng, thống nhất với các lãnh đạo chủ chốt, cấp cao khác trong cùng nhóm”, Chính phủ nêu quan điểm.
Về đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng, Chính phủ đề nghị quy định rõ tiêu chí xác định đối tượng cảnh vệ là các sự kiện đặc biệt quan trọng.
Theo đó, dự thảo luật lần này được sửa đổi theo hướng thu hẹp phạm vi đối tượng cảnh vệ là sự kiện đặc biệt quan trọng.
Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung Luật Cảnh vệ theo hướng quy định: “Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ tổ chức có đối tượng cảnh vệ tham dự; đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ tham dự”.
Chính phủ cho hay, sự kiện có đối tượng cảnh vệ là lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và khách quốc tế có chức vụ tương đương tham dự, được xác định là sự kiện đặc biệt quan trọng.
Cần biện pháp cảnh vệ phù hợp cho từng đối tượng
Dự thảo luật lần này bổ sung thẩm quyền Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ trong trường hợp cấp thiết đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Cảnh vệ.
“Trong trường hợp cấp thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại, Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại điều này”, dự thảo luật nêu rõ.
Nêu căn cứ đề xuất này, theo Chính phủ, công tác cảnh vệ luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Do đó, tùy tình hình an ninh trật tự trong từng thời điểm cần phải có biện pháp cảnh vệ phù hợp cho từng đối tượng.
Thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ, lực lượng cảnh vệ đã và đang triển khai công tác cảnh vệ đối với nhiều đối tượng khác theo đề nghị của các bộ, ban, ngành mà không thuộc đối tượng cảnh vệ, trong những trường hợp cấp thiết, hoặc để kịp thời đáp ứng công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc đối đẳng quan hệ.
“Việc thực hiện nhiệm vụ này không làm phát sinh nguồn lực tài chính vì thực tế nhiệm vụ này đã và đang được thực hiện trên cơ sở cân đối nguồn lực, tài chính hiện tại, do vậy không làm phát sinh chi phí, nhân lực”, theo tờ trình của Chính phủ.
Theo số liệu thống kê, tính từ ngày 1/7/2018 đến nay, Bộ Công an đã chỉ đạo triển khai công tác bảo vệ đối với 56 đoàn.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Chính phủ cho rằng cần thiết bổ sung thẩm quyền Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ trong trường hợp cấp thiết đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 10 Luật Cảnh vệ, để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC