Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 16/08/2018 - 18:41
(Thanh tra)- Ngày 16/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng thể chế, tập trung thảo luận dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quang Hiếu
Tạo thuận lợi giải ngân vốn đầu tư công
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, sau hơn 3 năm thực hiện, Luật Đầu tư công đã giúp việc quản lý vốn đầu tư ngân sách Nhà nước hiệu quả hơn. Song trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc.
Như một số quy định trong Luật còn cứng nhắc hoặc chưa đầy đủ, dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việc hình thành nhiều quy trình mới, thủ tục phức tạp nên triển khai các dự án bị chậm.
Hơn nữa, giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch... còn một số điểm chưa thống nhất.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật. “Không để vướng mắc nhiều hơn, tập trung vào quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư, phân cấp, giao quyền mạnh mẽ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ và yêu cầu, không ôm đồm, phải minh bạch, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Thủ tướng, về phạm vi áp dụng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cứu bổ sung các quy định đối với các dự án đầu tư công được thực hiện ở nước ngoài. Khái niệm các nguồn vốn đầu tư công thì cần quy định rõ, bảo đảm đồng bộ với Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và có quy định phân cấp quản lý phù hợp với tính chất từng nguồn vốn, đồng bộ với nhiệm vụ chi.
Về tiêu chí phân loại dự án đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước cần báo cáo rõ căn cứ, lý lẽ về sửa đổi tiêu chí để Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Còn về dự án có cấu phần xây dựng, cần rà soát lại, bảo đảm đồng bộ giữa Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quản lý Nhà nước về vốn.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, phải làm rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thẩm tra, thẩm định, quyết định, tránh chồng chéo với tinh thần là “không để 1 việc mà 2 người cùng làm” hoặc “1 việc mà phải báo cáo 2 bộ”.
Tránh tạo khoảng trống pháp lý về quy hoạch
Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
Bộ Kế hoạch Đầu tư cho hay, việc ban hành Luật này để đồng bộ với Luật Quy hoạch là cần thiết, tránh tạo ra các khoảng trống pháp lý, các xung đột cũng như các vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch ngành và góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đầu tư kinh doanh.
Dự án Luật đã rà soát các quy định pháp luật hiện hành có nội dung quy định về quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ, đồng thời đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung để loại bỏ các quy hoạch sản phẩm này nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch. Các quy hoạch này được phản ánh là đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, Bộ Kế hoạch Đầu tư tiếp thu ý kiến, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật. Ông nhấn mạnh, tinh thần không để có quá nhiều quy hoạch trên cùng một địa bàn, lĩnh vực; tạo thuận lợi, phân cấp, giao quyền mạnh mẽ.
Cũng tại phiên họp này, Chính phủ nghe Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về công tác hỗ trợ khẩn cấp nhà ở cho các hộ dân bị sạt lở đất và lũ quét. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Mạnh Thắng, hiện có 5.886 hộ thuộc 14 tỉnh trên cả nước hiện không ở được chỗ ở cũ, phải ở nhà tạm hoặc địa điểm khác.
Nhấn mạnh đây là những đối tượng cần phải được hỗ trợ sớm để ổn định cuộc sống, Thủ tướng giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu mức hỗ trợ, bảo đảm kịp thời, trong thời gian nhanh nhất, đối tượng hỗ trợ phải chính xác. Song song với đó, nghiên cứu biện pháp xã hội hóa, ngoài nguồn lực từ ngân sách Trung ương, địa phương thì kêu gọi sự hỗ trợ từ doanh nghiệp.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý