Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/08/2014 - 08:08
(Thanh tra)- Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), được khai mạc tại TP Đà Nẵng vào ngày 7/8.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh NP
Mục đích của Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng như: Xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020, Kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016- 2020…; góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, cũng như các vấn đề liên quan đến việc triển khai Luật Đấu thầu sửa đổi và Luật Đầu tư công mà Quốc hội mới thông qua; Phổ biến và hướng dẫn cách tính toán chỉ tiêu giá trị gia tăng trong nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...
Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này được dự kiến ở mức 6,5 - 7%/năm, trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam sẽ phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chính sách. Tuy nhiên, sẽ gặp phải những thách thức rất lớn, vì việc triển khai xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 có những thuận lợi, cơ hội nhất định, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái toàn cầu, xu thế hạn chế tiêu dùng diễn ra phổ biến. Ngoài ra, còn có những tác động do bất ổn, xung đột và bất đồng giữa các nền kinh tế lớn; tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn...
Hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra từ ngày 7-9/8, tại TP Đà Nẵng. Ảnh NP
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, các bộ ngành, địa phương phải dự báo tốt tình hình, đưa ra các phương án khác nhau để luôn ở thế chủ động trong việc xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Trước mắt, ngay tại hội nghị lần này, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận để xây dựng được một kế hoạch phát triển hợp lý, phù hợp với diễn biến trong thực tại cũng như dự báo của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, đưa ra được các giải pháp đúng đắn để thực hiện kế hoạch này.
Trong phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 – 2020 là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020 về: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Tiếp tục đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa; bảo đảm cạnh tranh bình đẳng; tăng nhanh tiềm lực và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; lành mạnh hóa hệ thống tài chính; ổn định các cân đối vĩ mô; huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế.
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Thủ tướng chỉ đạo: “Việc xây dựng kế hoạch phải bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; Kế hoạch phát triển KT-XH của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm của cả nước, các quy hoạch phát triển; phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương. Các mục tiêu, định hướng và giải pháp, chính sách trong Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 phải bảo đảm tính khả thi; sắp xếp thứ tự các mục tiêu ưu tiên”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Ngọc Phó
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024(Thanh tra) - Các cấp ủy trực thuộc làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường công tác tuyên truyền; từ đó, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng trong việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Lại Xuân Lâm.
T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trung Hà
15:51 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng