Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 07/01/2025 - 10:04
(Thanh tra) - Về vấn đề ô nhiễm không khí, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần biện pháp mạnh mẽ hơn như kinh nghiệm của Trung Quốc, TP New York (Mỹ), trong đó Hà Nội đã có kế hoạch thu phí ô tô vào khu vực ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông.
Thông tin Hà Nội có kế hoạch thu phí ô tô vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng, tắc nghẽn giao thông được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đề cập đến vấn đề ô nhiễm không khí.
Sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”. Đây là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025.
Ô nhiễm không khí đang rất bức xúc
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, bên cạnh giám sát việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, đoàn giám sát sẽ tập trung đánh giá việc tổ chức thi hành, thực hiện chính sách pháp luật và nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Một số nội dung tập trung đánh giá có hoạt động kiểm soát ô nhiễm gồm: kiểm soát nguồn ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường (chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí); chống ngập úng ở các đô thị; việc quản lý chất thải (quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý nước thải đô thị, quản lý chất thải trong hoạt động nông nghiệp, y tế và xây dựng).
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; tổ chức phát triển thị trường các-bon, trong đó có nội dung trao đổi tín chỉ các-bon rừng, cũng là nội dung trọng tâm sẽ được tập trung đánh giá.
Theo đề cương, đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 TP (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) và 10 tỉnh (Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng).
Thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31/7/2025.
Đoàn giám sát cũng sẽ làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực, tổ chức tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học trước khi làm việc với Chính phủ để thống nhất các nội dung của Báo cáo kết quả giám sát.
Theo dự kiến chương trình, Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 10/2025.
Cơ bản đồng tình với mục tiêu, thời gian và phương thức tiến hành giám sát, Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, hoạt động giám sát phải đưa ra được những kiến nghị chính sách mạnh mẽ theo nguyên tắc ai gây ra ô nhiễm phải trả phí khắc phục môi trường.
“Việc giám sát ở các địa phương phải chú ý đặc thù của từng địa phương để có kế hoạch khác nhau, ví dụ như với Hà Nội, ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí”, ông Nguyễn Khắc Định nói.
Chỉ 1 ngày không lau mặt kính là một lớp bụi rồi
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề cập đến ô nhiễm ở Hà Nội và đề nghị đánh giá tổng thể.
“Mình cứ nói ô nhiễm nhưng chưa thấy cơ quan nào đánh giá tổng thể nguyên nhân từ đâu. Theo tôi, đoàn giám sát cần rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào”, ông Vinh góp ý.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục lưu ý, tăng trưởng “nóng”, đô thị phát triển sẽ gắn với bùi xây dựng. Chỉ cần một ngày không lau mặt bàn, mặt kính là một lớp bụi rồi. Nếu bụi đó vào đường hô hấp của chúng ta sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều”, theo lời ông Vinh.
Đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp, ông Vinh cho hay, Bắc Kinh (Trung Quốc) có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi chuyển hết khu công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh thì giờ “Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu”.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.
“Sau đợt giám sát này, chúng ta cần có hành động quyết liệt hơn, giống kinh nghiệm của một số quốc gia xung quanh, như Trung Quốc, phải có biện pháp mạnh mẽ hơn”, ông Thành nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng dẫn chứng bài học kinh nghiệm của TP New York (Mỹ) khi tiến hành thu phí, không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông.
Theo ông, UBND Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này.
“Rất mong qua việc giám sát lần này sẽ có biện pháp mạnh mẽ hơn, trong đó cần sửa đổi các luật, nghị định và cần hành động quyết liệt của chính quyền địa phương”, ông Thành nói.
Ông Thanh cho biết thêm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có kế hoạch chi tiết, cụ thể để giúp cuộc giám sát thiết thực, chỉ ra được giải pháp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh ủy Hà Nam ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TU với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong năm 2025. Nghị quyết này nhằm tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX cũng như các nghị quyết chuyên đề, chương trình, đề án trọng tâm của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chính Bình
(Thanh tra) - Chấp hành chủ trương về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng đã thực hiện tổng kết Nghị quyết 18, cùng Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện Đề án hợp nhất 2 bộ trình Chính phủ.
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Trần Kiên
Văn Thanh
Lê Phương
Trung Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Chính Bình
CB
Lê Phương
Chính Bình
PV
Hương Giang
Hương Giang