Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/07/2012 - 14:53
(Thanh tra) - Trong 2 ngày 12 và 13/7, tại Hải Phòng, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp hoàn chỉnh Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh phát biểu tại hội thảo
Tham dự hội thảo có đại diện Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Thanh tra các bộ, ngành Trung ương và một số địa phương khu vực phía Bắc.
Chủ trì hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho biết: Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành có những điểm chưa đi vào cuộc sống, một số điểm còn chung chung cần làm rõ.
Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh, trọng tâm sửa đổi lần này nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các thiết chế phòng ngừa tham nhũng, đặc biệt là phải làm cho luật đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy, hội thảo mong muốn được các đại biểu tập trung nghiên cứu, thẳng thắn góp ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung Dự thảo Luật, kịp thời trình Thủ tướng xin ý kiến và trình Quốc hội thông qua vào cuối năm nay.
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 8 chương, 109 điều. Những nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào vấn đề lớn như: Về những quy định chung; về phòng ngừa tham nhũng (sửa đổi, bổ sung một số quy định về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; một số quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng); về ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung góp ý vào một số vấn đề về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý; quy định về tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ cho việc xác minh làm rõ hành vi tham nhũng và quy định về ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng.
Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, vẫn có 2 loại ý kiến khác nhau. Đa số các đại biểu đồng tình với Ban Soạn thảo nghiêng về ý kiến thứ nhất: Đối tượng kê khai tài sản, thu nhập bao gồm người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và bổ sung thêm đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đang công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị (không bao gồm nhóm đối tượng đảng viên là nông dân hoặc đã nghỉ hưu).
Theo đại biểu Nguyễn Hữu Tuấn (Bộ Nội vụ), về đối tượng kê khai, những nội dung liên quan về đảng viên không nên đưa vào Luật này.
Đại biểu Lê Tiến Đán (Ủy ban Kiểm tra Trung ương) cho rằng, cần cụ thể hóa các đối tượng, phải quy định và liệt kê rõ.
Góp ý về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý, đại biểu Nguyễn Văn Hà (Bộ Công an) cho rằng, chỉ nên quy định xử lý trách nhiệm đối với người kê khai tài sản, thu nhập không giải trình hợp lý, không quy định việc xử lý đối với tài sản, thu nhập tăng thêm, bởi vì chưa có cơ sở kết luận tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình hợp lý là vi phạm pháp luật hình sự.
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác cũng được nêu tại hội thảo này như khái niệm minh bạch như thế nào mà luật cũ chưa đề cập rõ; minh bạch khác với trung thực như thế nào phải qui định rõ hơn; luật phải đề cập đến công khai bản kê khai thu nhập tại nơi cư trú - Dự thảo Luật chưa thể hiện; trách nhiệm của đảng viên và tổ chức Đảng quy định trong luật này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Các đại biểu đề nghị bổ sung thêm cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định đi thẩm tra tài sản thu nhập; bổ sung thêm chương xử lý khen thưởng và bảo vệ người chống tham nhũng và trách nhiệm của người đứng đầu phải được quy định rõ hơn; giáo dục đào tạo bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức về nội dung phòng, chống tham nhũng. Quy định rõ về trách nhiệm giải trình; lưu giữ hồ sơ kê khai tài sản và nâng thời gian chuyển đổi vị trí cán bộ từ 3 năm lên 5 năm...
Trên cơ sở 30 lượt ý kiến tập trung và bổ ích đóng góp tại hội thảo, Tổ Biên tập sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh bổ sung và hoàn thiện.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Đỗ Gia Thư cho biết thêm, trong thời gian tới Dự thảo Luật vẫn tiếp tục xin ý kiến của các bộ, ngành, của nhân dân, thông qua nhiều kênh để đến ngày 18/7 sẽ gửi trình Chính phủ cho ý kiến. Đến tháng 10/2012, Dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua và ban hành, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà