Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 06/09/2022 - 17:45
(Thanh tra) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 8 tháng được Quốc hội thông qua, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội giải ngân được 55.000 tỷ đồng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đẩy mạnh thực hiện chương trình này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà, các dự án dàn trải, điều chuyển vốn từ những dự án chậm, kém hiệu quả sang các dự án bảo đảm tiến độ. Ảnh: N.Bắc
Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Cắt giảm thủ tục rườm rà, dự án dàn trải
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến 2/9 đã có 55.000 tỷ từ gói phục hồi kinh tế được giải ngân.
Trong đó, các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân được hơn 10.000 tỷ đồng.
Khoảng 4,54 triệu lao động trên cả nước được nhận tiền hỗ trợ thuê nhà, với tổng số tiền 3.045 tỷ đồng. Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% của các ngân hàng dành cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh... giải ngân được 13,5 tỷ đồng.
Chính sách tài khoá như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế môi trường với nhiên liệu bay, xăng đến ngày 26/8/2022 là 34.970 tỷ đồng.
Khoản chi phí cơ hội hỗ trợ thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đến hết tháng 6/2022 là 7.400 tỷ đồng. Ngoài ra, gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất là 52.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chưa được thực hiện như kỳ vọng. Lý do là có chênh lệch số liệu khi xây dựng chính sách và thực tế, thủ tục phức tạp và chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt. Còn việc hỗ trợ lãi suất 2% thì vẫn hạn chế…
Liên quan đến đầu tư công, báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, đến ngày 31/8 đã giải ngân được hơn 212.227 tỷ đồng, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng giao, tính về số tuyệt đối giải ngân thì cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 24.942 tỷ đồng.
Nghị quyết về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 347.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường vào tháng 1. Chương trình này đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, giải ngân trong năm 2022 và 2023.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Thủ tướng nêu rõ, cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà, các dự án dàn trải, điều chuyển vốn từ những dự án chậm, kém hiệu quả sang các dự án bảo đảm tiến độ.
Nhiệm vụ cụ thể nữa được người đứng đầu Chính phủ yêu cầu là giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.
Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.
Theo Thủ tướng, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
“Dầu, khí, than đều phải đi mua và giá càng cao, như than khai thác càng sâu thì càng đắt, trong khi Việt Nam nhiều nắng và gió, không phải mua, nhập, cũng không ai lấy đi được, công nghệ năng lượng gió và mặt trời càng ngày càng phát triển với giá rẻ hơn”, Thủ tướng phân tích và yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy.
Thủ tướng cũng yêu cầu, làm tốt công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, thúc đẩy tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam; đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.
5 cân đối lớn được bảo đảm tốt
Nhìn lại tháng 8 và 8 tháng đầu năm, các ý kiến thống nhất đánh giá, tình hinh kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói, kinh tế đang chuyển mình và phát triển tốt nếu nhìn từ hoạt động vận tải.
Theo ông, lưu lượng vận tải trong dịp Quốc khánh 2/9 vừa qua cao nhất từ trước tới nay, cao hơn cả mùa hè năm 2019 là năm trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Còn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, gạo ST25 “ngon nhất thế giới” của Việt Nam đã được đưa vào thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản. Đây là tín hiệu đáng mừng, bước tiến trong thực hiện chiến lược chọn đúng điểm nhấn, đưa gạo Việt Nam vào những thị trường khó tính nhất.
Thủ tướng cũng nhìn nhận, 8 tháng qua, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, với nhiều kết quả nổi bật.
Trong đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP quý III có thể đạt cao hơn quý II nếu không có những biến động lớn.
5 cân đối lớn được bảo đảm tốt, gồm: Thu - chi ngân sách; xuất - nhập khẩu; lương thực- thực phẩm; bảo đảm đủ điện, năng lượng dù sản xuất tăng cao; doanh nghiệp phát triển; cung - cầu lao động bảo đảm, thị trường lao động phục hồi.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện. Theo điều tra sơ bộ, tỉ lệ hộ có thu nhập không đổi và tăng lên là 82,2%. Số khách du lịch nội địa 8 tháng gần bằng cả năm 2019.
Cạnh đó, phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cương quyết bỏ khâu trung gian, nhất là giảm cấp tổng cục được thực hiện tích cực…
Tuy nhiên, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp.
Thủ tướng nêu rõ, phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, tăng cường phân cấp, phân quyền, nắm tình hình, ứng phó diễn biến mới.
Theo Thủ tướng, cần tiếp tục thực hiện các trọng tâm chỉ đạo, điều hành đã được phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 xác định.
Cụ thể là “4 ổn định” (ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội).
3 “tăng cường” (tăng cường nắm tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và công tác y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, tiêm phòng vaccine COVID-19; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính Nhà nước).
2 “đẩy mạnh" (đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch).
1 “tiết giảm" là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết.
1 “kiên quyết không” là không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương