Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 06/09/2022 - 10:32
(Thanh tra) - Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, việc mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế chưa được cải thiện nhiều; công tác quy hoạch chưa đạt tiến độ…
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022. Ảnh: N. Bắc
Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Phát biểu tại phiên họp, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, trong tháng 8 và 8 tháng vừa qua, chúng ta thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều biến động, nhiều yếu tố bất lợi.
Kinh tế, chính trị quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhất là xung đột Nga-Ukraine. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan hơn.
Các quốc gia phải đối mặt cùng lúc nguy cơ tăng trưởng chậm lại, thậm chí suy thoái; chuỗi cung ứng, lao động, sản xuất đứt gãy cục bộ và tình trạng giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lạm phát gia tăng, giá dầu, khí đốt tiếp tục biến động.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc…
Trong bối cảnh đó, chúng ta tiếp tục giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ: Xử lý các vấn đề tồn đọng trong nội tại nền kinh tế; các dự án thua lỗ, kéo dài; các tổ chức tín dụng yếu kém; một số dự án kéo dài đội vốn…
Các nhiệm vụ thường xuyên cũng nặng nề hơn khi quy mô nền kinh tế lớn hơn, yêu cầu của nhân dân ngày càng cao, cạnh tranh giữa các nền kinh tế gay gắt hơn…
Theo người đứng đầu Chính phủ, dù nhiều khó khăn, chúng ta tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng lên.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, giải ngân vốn đầu tư công, việc mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế chưa được cải thiện nhiều; công tác quy hoạch chưa đạt tiến độ.
Cạnh đó, các vấn đề giá cả, áp lực lạm phát, thị trường thu hẹp… cần giải pháp tích cực hơn; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn; trật tự an toàn xã hội, các vấn đề an ninh phi truyền thống còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp…
Từ đó, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích kỹ lưỡng, đầy đủ, sát thực các vấn đề để làm rõ những khó khăn, thách thức, các bài học kinh nghiệm, rà soát, xác định các nhiệm vụ, công việc, đề án phải tập trung hoàn thành trong tháng 9 và thời gian tới.
Cắt giảm tối đa thủ tục gây phiền hà cho mua sắm thuốc
Liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh, Thủ tướng vừa có công điện yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế cũng cần rà soát cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, khó khăn cho việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm phục vụ khám chữa bệnh; đẩy nhanh tiến độ cấp phép lưu hành với thuốc, trang thiết bị y tế; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện.
Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền, tránh đùn đẩy, né tránh không dám chịu trách nhiệm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản về đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, hoàn thành trước ngày 15/9/2022.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới về quản lý sử dụng tài sản công và sử dụng vốn nhà nước để mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, đặc biệt là các vấn đề về xây dựng dự toán mua sắm; thuê tài sản, cung cấp thiết bị sau khi trúng thầu hóa chất, sinh phẩm; quản lý sử dụng phí cấp phép lưu hành đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực y tế; hoàn thành trước 30/9. Bộ hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện trước 15/9.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tháng 8 và 8 tháng đầu năm tiếp tục ổn định và khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực.
Theo số liệu thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước; bình quân 8 tháng tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,64%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
Thu ngân sách 8 tháng ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi, chi ngân sách ước đạt 956,5 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán năm, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3%; nhập khẩu ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD).
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, IIP ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Thương mại, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành. Vốn FDI 8 tháng ước tính đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong 5 năm qua.
Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 8 tháng là gần 150 nghìn doanh nghiệp. Như vậy, bình quân một tháng có 18,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Các hoạt động chăm lo đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động được triển khai tích cực, hiệu quả…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà