Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 17/05/2024 - 10:33
(Thanh tra) - Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, từ 1/7 tới đây sẽ không còn “mức lương cơ sở”. Như vậy, quy định mức lương hưu thấp nhất tại Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) hiện hành không còn phù hợp.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Chính phủ vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại báo cáo này, Chính phủ nêu rõ tác động của chính sách tiền lương mới đến việc thực hiện chính sách BHXH, cũng như đề xuất các nội dung liên quan trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi.
Đề xuất sử dụng “mức tham chiếu” tính BHXH bằng 1,8 triệu đồng
Một trong những nội dung đáng chú ý của chính sách tiền lương mới là sẽ không còn mức lương cơ sở. Trong khi, Dự thảo Luật BHXH sửa đổi có nội dung liên quan đến lương cơ sở.
Vì vậy, Chính phủ đề xuất sử dụng “mức tham chiếu” để thay thế chô mức lương cơ sở tại các nội dung của các chế độ BHXH trong Luật BHXH năm 2014 đang gắn với mức lương cơ sở.
Đề xuất này, theo Chính phủ, nhằm tiếp tục thực hiện được các chế độ BHXH hiện đang gắn với mức lương cơ sở; đồng thời tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc không nên quy định thành số tiền tuyệt đối mà nên sử dụng một căn cứ khác thay thế.
Chính phủ cũng đề xuất bổ sung một khoản tại điều về quy định chuyển tiếp của Dự thảo Luật BHXH sửa đổi về mức tham chiếu tính BHXH.
Cụ thể: “Mức tham chiếu tính BHXH được tính bằng 1.800.000 đồng từ ngày 1/7/2024 thay thế cho mức lương cơ sở để thực hiện BHXH theo quy định tại Luật BHXH năm 2014 và để thực hiện BHXH theo quy định của luật này.
Mức tham chiếu tính BHXH được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dừng và phủ hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH”.
Tầng thấp nhất của hệ thống hưu trí đa tầng là mức “lương hưu thấp nhất”
Về quy định mức lương hưu thấp nhất, Chính phủ cho biết, khoản 5 Điều 56 Luật BHXH hiiện hành, quy định mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở và chỉ áp dụng đối với những người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu có 20 năm đóng BHXH bắt buộc.
Quy định trên không áp dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hưởng lương hưu mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và người tham gia BHXH tự nguyện.
Theo báo cáo của Chính phủ, thể chế hóa chủ trương Nghị quyết 28 của Trung ương, Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã sửa theo hướng giảm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Quy định này để phù hợp với khả năng tham gia của một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mới được bổ sung (người lao động làm việc không trọn thời gian, chủ hộ kinh doanh, người quản lý điều hành họp tác xã không hưởng tiền lương...).
Dự thảo luật cũng điều chỉnh giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm để nhiều người có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng.
Như vậy, quy định mức lương hưu hằng tháng thấp nhất tại Luật BHXH hiện hành “không còn phù hợp”. Nhất là tới đây, khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ không còn “mức lương cơ sở”.
“Thông lệ các quốc gia xây dựng và triển khai hệ thống hưu trí đa tầng thì tầng thấp nhất của hệ thống đa tầng chính là mức lương hưu thấp nhất”, Chính phủ cho hay.
Báo cáo Chính phủ viện dẫn, tầng thấp nhất của hệ thống đa tầng như tầng “trợ cấp hưu trí xã hội” theo tinh thần Nghị quyết 28 của Trung ương.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 56 Luật BHXH năm 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương hưu thấp nhất hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng.
Công thức tính lương hưu được áp dụng theo Điều 56 Luật BHXH 2014 và Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng như sau:
Đối với lao động nam đóng đủ 20 năm BHXH là 45%, sau đó, cứ thêm 1 năm đóng BHXH sẽ thêm 2%, nhưng tối đa là 75%.
Đối với lao động nữ đóng đủ 15 năm BHXH là 45%, sau đó, cứ thêm 1 năm đóng BHXHsẽ tăng 2%, nhưng tỷ lệ hưởng tối đa là 75%.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung