Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Nhiều băn khoăn, đại biểu Quốc hội chưa yên tâm

Hương Giang

Thứ sáu, 06/01/2023 - 22:14

(Thanh tra) - Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chiều ngày 6/1.

Đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai). Ảnh: P.Thắng

Nêu ý kiến, đại biểu Lê Hoàng Anh (Gia Lai) nhấn mạnh dự án luật này rất quan trọng, tác động đến mọi người dân.

Ông đánh giá cao cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo đã có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thiện hồ sơ dự án luật, nhưng lưu ý đến nay, vẫn còn 8 nhóm vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó, có nhóm 1 điều, có nhóm là cả một chương.

Từ đó, đại biểu băn khăn việc thông qua dự thảo luật tại kỳ họp lần này. “Tôi đề nghị Quốc hội cân nhắc”, ông Hoàng Anh nói.

Lý giải cho băn khoăn của mình, đại biểu Lê Hoàng Anh nói, “lượng chưa đủ để chuyển thành chất” khi thời gian chỉ hơn một tháng sau kỳ họp thứ 4 để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự án luật trình thông qua tại kỳ họp này là không đủ, nhất là khi có nhiều vấn đề then chốt, vấn đề khó.

“Hồ sơ dự án luật được gửi cho đại biểu vào 21h55 ngày 4/1 và sáng nay (6/1) hơn 5h có báo cáo giải trình, tiếp thu thay đổi. Trừ đi 3 buổi họp Quốc hội và mặc định không đọc các tài liệu thuộc nội dung khác thì đại biểu chỉ có vài tiếng nghiên cứu cả nghìn trang tài liệu là không đủ thời gian”, đại biểu tỉnh Gia Lai nêu.

Thêm nữa, dự thảo luật trình lần này có nhiều chính sách đã được sửa đổi, bổ sung mới nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động.

Dự thảo cũng chưa rõ tính thống nhất, khả thi của văn bản hướng dẫn chi tiết luật. Số điều khoản của dự thảo giao Chính phủ quy định chi tiết đã tăng lên đến nay đã hơn 40 điều, chiếm hơn 30% số điều luật, chưa kể nhiều điều giao Bộ trưởng Bộ Y tế.

Vẫn theo ông Hoàng Anh, Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) liên quan đến nhiều luật, nhưng chưa rõ tính tương thích, tính đồng bộ với các luật khác, trong đó liên quan đến 2 luật đang được hoàn thiện để Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) là Luật Giá (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi).

“Nếu Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) thông qua trước sẽ khó khăn cho việc bảo đảm tính thống nhất giữa các luật”, đại biểu băn khoăn, dự luật có điều khoản về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa tương thích với Dự thảo Luật Giá (sửa đổi), vai trò Bộ trưởng Tài chính cũng chưa rõ trong luật này.

Đại biểu Dương Văn Phước (Quang Nam) bày tỏ băn khoăn, chưa thấy yên tâm về một số nội dung cụ thể của dự thảo luật. Ảnh: P.Thắng

Cạnh đó, một số chính sách đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; với người bệnh là chưa phù hợp, chưa tháo gỡ được khó khăn trong thực tế.

Đại biểu Lê Hoàng Anh nói, với người bệnh trong quan hệ khám bệnh, chữa bệnh thì thường ở vị trí yếu thế hơn nhưng dự thảo luật còn có điều khoản chưa quan tâm bảo vệ người bệnh.

Ông dẫn chứng như dự luật quy định theo hướng người bệnh chỉ được cung cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản. Người bệnh không có quyền xem thông tin trong bệnh án và không được sao lục toàn bộ hồ sơ bệnh án… Trong khi, đây là quy định hạn chế quyền công dân chưa phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Từ những phân tích trên, đại biểu Lê Hoàng Anh nhận định, dự thảo luật còn nhiều nội dung khác cần nghiên cứu, rà soát, chỉnh lý, đánh giá tác động.

“Người bệnh cần được biết, tiếp cận hồ sơ bệnh án của chính họ”

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang) cũng băn khoăn quy định người bệnh, đại diện của người bệnh không được tiếp cận, khai thác hồ sơ bệnh án trong quá trình điều trị và chỉ được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản sau khi đã hoàn thành quá trình điều trị.

“Người bệnh cần được biết, tiếp cận hồ sơ bệnh án của chính họ. Người bệnh, đại diện của người bệnh không được tiếp cận, chỉ nhận bản tóm tắt trong khi nhiều chủ thể khác như học sinh, sinh viên, nghiên cứu viên... được đọc, sao chép toàn bộ hồ sơ bệnh án là chưa phù hợp”, ông Tú nói.

Đại biểu Dương Văn Phước (Quang Nam) bày tỏ băn khoăn, chưa thấy yên tâm về một số nội dung cụ thể của dự thảo luật.

Ông chỉ rõ băn khoăn với quy định kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề và thời hạn của giấy phép hành nghề.

Theo đại biểu, Bộ Y tế cần tập trung quản lý chặt chẽ, có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, đảm bảo đánh giá khách quan, năng lực hành nghề, thực hiện cấp phép hành nghề đúng quy định, áp dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí và không gây khó khăn, trở ngại cho người xin được công nhận năng lực hành nghề, cấp phép hành nghề.

Cạnh đó, cần rà soát lại các trường hợp bị thu hồi giấy phép hành nghề.

Ông Phước còn đề nghị không thu phí khi cấp lại giấy phép hành nghề trong trường hợp bị thu hồi do lỗi sai sót thuộc về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 2 kỳ họp trước. Do còn nhiều ý kiến khác nhau, tại kỳ họp 4, Quốc hội đã quyết định điều chỉnh thời điểm xem xét, thông qua dự luật này sang kỳ họp kế tiếp để có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng.

Theo chương trình kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội sẽ xem xét biểu quyết thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào chiều ngày 9/1.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm