Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất tuổi hành nghề công chứng viên “không quá 70 tuổi”

Hương Giang

Thứ hai, 01/04/2024 - 12:29

(Thanh tra) - Bên cạnh quy định thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng với tất cả các đối tượng, Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi quy định độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: P.Thắng

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Công chứng sửa đổi, sáng 1/4.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự án luật.

Theo ông Long, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: thiếu các quy định thể hiện rõ mô hình công chứng là công chứng nội dung; việc xác định phạm vi công chứng chưa thực sự phù hợp.

Chất lượng đội ngũ công chứng viên chưa đồng đều, một bộ phận công chứng viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp chưa cao, còn tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề.

Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại một số địa phương còn lúng túng, chưa thống nhất về chủ trương, định hướng phát triển.

Cạnh đó, một số quy định về trình tự, thủ tục công chứng không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho cả công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và người dân, doanh nghiệp…

“Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế thì việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 là cần thiết”, ông Long nói.

Nhiều ý kiến khác nhau về giới hạn độ tuổi hành nghề công chứng viên

Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) được xây dựng có 10 chương, 79 điều, trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm 11 điều và bổ sung 9 điều mới.

Liên quan đến công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, dự thảo luật đã sửa đổi bổ sung nhiều quy định.

Bên cạnh quy định thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng với tất cả các đối tượng, dự thảo luật quy định độ tuổi hành nghề của công chứng viên là đến 70 tuổi.

“Để bảo đảm tính ổn định của hoạt động công chứng, dự thảo luật quy định chuyển tiếp với công chứng viên trên 70 tuổi đang hành nghề công chứng tại thời điểm luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hành nghề công chứng trong thời hạn tối đa là 2 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành”, theo Bộ trưởng Long

Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Ủy ban Pháp luật  cơ bản tán thành việc bổ sung quy định về giới hạn độ tuổi bổ nhiệm công chứng viên.

Tham gia thẩm tra, Thường trực Hội đồng Dân tộc đề nghị quy định giới hạn độ tuổi hành nghề của công chứng viên là không quá 65 tuổi.

Cạnh đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc quy định về độ tuổi được thực hiện hoạt động công chứng của công chứng viên vì có thể làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Ý kiến này cho rằng công chứng viên cao tuổi có nhiều kiến thức và kỹ năng hành nghề công chứng, nếu dự thảo luật giới hạn cứng nhắc độ tuổi hành nghề sẽ gây lãng phí xã hội.

Do đó, đề nghị không giới hạn độ tuổi hành nghề của công chứng viên mà nên quy định điều kiện bảo đảm sức khỏe như với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc giới hạn một độ tuổi hành nghề nhất định nhưng phải trên 70 tuổi.

Đề xuất cắt giảm 4 loại giấy tờ khi bổ nhiệm công chứng viên

Nội dung mới nữa, dự thảo luật quy định giảm thời gian công tác pháp luật để bổ nhiệm công chứng viên từ 5 năm xuống còn 3 năm; hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên giảm từ 7 loại giấy tờ xuống còn 3 loại giấy tờ.

4 loại giấy tờ được cắt giảm là: giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo/bồi dưỡng nghề, giấy chứng nhận đạt kết quả kiểm tra tập sự, bằng cử nhân luật và phiếu lý lịch tư pháp.

3 loại giấy tờ được giữ lại là đơn đề nghị bổ nhiệm, giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật và giấy chứng nhận sức khoẻ.

Việc này nhằm thực hiện chủ trương, yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, theo Bộ trưởng Lê Thành Long.

Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với việc giảm tải thủ tục, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện thủ tục hành chính. Nhưng theo cơ quan thẩm tra, các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nhằm xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu về nội dung, điều kiện bổ nhiệm.

Cho nên, cần phải làm rõ nếu trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên không có các giấy tờ nêu trên thì việc kiểm soát điều kiện bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện thông qua phương pháp nào.

Cơ quan thẩm tra đặt vấn đề, tiền kiểm (qua hệ thống cơ sở dữ liệu có thể khai thác được; sau khi luật có hiệu lực thì các điều kiện khai thác dữ liệu này đã bảo đảm chưa) hay hậu kiểm (kiểm tra cụ thể sau khi đã bổ nhiệm công chứng viên), ưu điểm, hạn chế và lý do lựa chọn từng phương pháp để có đủ cơ sở cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định.

Cạnh đó, có ý kiến đề nghị làm rõ quy định “giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật” gồm những ngành, nghề gì trong xã hội để thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm