Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 10/02/2025 - 16:45
(Thanh tra) - Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, quy mô GDP 2025 khoảng 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 5.000 USD.
Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên. Mức này cao hơn mục tiêu Quốc hội quyết nghị tại kỳ họp cuối năm 2024 là 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng trưởng GDP cả nước cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).
Với kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên thì Quy mô GDP 2025 khoảng 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 5.000 USD, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: P.Thắng
Với kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%, thì các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024. Công nghiệp - xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng. Quy mô GDP 2025 khoảng 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng 5.000 USD.
Theo tính toán của Chính phủ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, tương đương 33,5% GDP (cao hơn 3 tỷ USD). Trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD, tương đương 875.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 84.300 tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 (790.700 tỷ đồng). Đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI 28 tỷ USD và đầu tư khác là 14 tỷ USD.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành) năm nay tăng 12% trở lên.
Để đạt mục tiêu chung, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm nay tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương tiềm năng, cực tăng trưởng cả nước.
Trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách Nhà nước lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo (khoảng 5% GDP).
Nhiều giải pháp được Chính phủ đưa ra để đạt mục tiêu này, như hoàn thiện thể chế, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo…
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết việc điều chỉnh mục tiêu GDP năm nay sẽ góp phần tạo nền tảng tăng trưởng hai chữ số từ 2026, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.
Tuy nhiên, theo ông Thanh, tình hình sản xuất kinh doanh đầu năm 2025 chưa nhiều khởi sắc, khi chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tháng 1 chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI dưới 50 điểm trong hai tháng liên tiếp.
"Các chỉ số này cho thấy các điều kiện kinh doanh của khu vực sản xuất ở Việt Nam thu hẹp", ông Thanh nói và đề nghị Chính phủ đánh giá các điều kiện để đảm bảo tính khả thi việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vượt 8% năm nay, nhất là các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính, an toàn nợ công.
Về chỉ tiêu CPI bình quân 4,5- 5%, theo Ủy ban Kinh tế, việc điều chỉnh chỉ tiêu này là cần thiết nhằm tạo không gian điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song lạm phát là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp chi phí doanh nghiệp, nên Chính phủ cần có giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp mục tiêu tăng trưởng, ổn định vĩ mô.
Liên quan tới điều chỉnh chỉ tiêu bội chi và nợ công, cơ quan thẩm tra cho rằng là cần thiết để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.
"Đề nghị Chính phủ sử dụng hiệu quả nguồn lực, các giải pháp và bảo đảm an toàn nợ công, khả năng trả nợ, nhất là chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế lưu ý.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025, bên cạnh các giải pháp Chính phủ đưa ra, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh; chú trọng củng cố quan hệ thương mại quốc tế, khai thác sự dịch chuyển thương mại và công nghệ trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn.
Chính sách tiền tệ, tài khóa cần tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt, trong đó, điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm để dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, an sinh xã hội và đảm bảo cân đối ngân sách.
Chính phủ đang sắp xếp tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Ủy ban Kinh tế lưu ý thêm, không để việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức, bộ máy ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Góp ý thêm về giải pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề xuất rà soát điểm nghẽn pháp luật, trong đó có nhiều vấn đề ách tắc nếu không sửa Luật Lâm nghiệp.
“Quy hoạch rừng do ngày xưa làm kiểu vung tay nên chồng lấn rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng sản xuất. Nhiều nơi có rừng quan ngại vì không phát triển được. Đụng đâu cũng rừng phòng hộ, đầu nguồn nhưng thực tế không còn. Rồi đất nông lâm trường vướng lắm, nhất ở các tỉnh Tây Nguyên, miền núi”, ông Trần Quang Phương nêu.
Cùng với nhiều luật được đề nghị sửa đổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh trong năm 2025 cần sửa ngay Luật Lâm nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc trên.
Theo dự kiến, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 (khai mạc vào ngày 12/2), Quốc hội sẽ quyết định đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Giao Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam trong lúc chờ đàm phán, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát ngay các sắc thuế, mở rộng chính sách theo hướng tiệm cận thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump tại cuộc điện đàm ngày 4/4.
Hương Giang
(Thanh tra) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
T. Minh
Hương Giang
T. Minh
Bùi Bình
Minh Khôi (Báo Bảo vệ Pháp luật)
Hương Giang
Hương Trà
Minh Nghĩa
Văn Thanh
Kim Thành
T. Minh
N.P
Trọng Tài
Minh Nghĩa
Trung Hà
Hương Giang