Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 04/11/2024 - 12:21
(Thanh tra) - Sốt ruột với tình trạng lãng phí đất đai “đất khóc, người than”, dự án dở dang “trơ gan cùng tuế nguyệt”, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh dù nguyên nhân gì đi chăng nữa thì đây là của cải, nguồn lực của xã hội, của đất nước, nên cần tháo gỡ.
Thảo luận ở hội trường về tình hình phát triển kinh tế, xã hội ngày 4/11, nhiều đại biểu Quốc hội đề cập đến tình trạng lãng phí. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) nhấn mạnh cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.
“Hiện nay, khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai vẫn chưa theo kịp nhu cầu, tiềm năng và cơ hội của đời sống kinh tế - xã hội; đặt ra vấn đề lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, ông Nam nói.
Chống lãng phí tương đương như chống tham nhũng
Nêu cụ thể, theo đại biểu đoàn Phú Thọ, việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp chuyển biến chậm.
Việc sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất là tài sản cộng của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn các địa phương cũng chậm.
Trong khi, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã có những chỉ đạo yêu cầu cụ thể, trách nhiệm của các tổ chức, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu với diện tích đất bỏ hoang hoang, sử dụng sai mục đích...
“Đấu tranh phòng chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Song có thực tế đáng buồn là có địa phương rất tích cực, chủ động đề xuất, triển khai các dự án để phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt với các quỹ đất này nhưng lại gặp rất nhiều rào cản, trở lực, dẫn đến chưa thể khai thác tối ưu, hiệu quả nguồn lực đất đai, để “đất khóc, người than”, ông Nam nói.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo Đại biểu Quốc hội là có sự “lùng nhùng, vướng mắc” trong xác định phạm vi, trình tự giữa việc sắp xếp xử lý tài sản công với thu hồi đất.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật mới, ông Nam tha thiết đề nghị các bộ, ngành tiếp tục xem xét, giải quyết tạo điều kiện nhanh nhất cho các địa phương được thuận lợi khai thác các quỹ đất trong phạm vi chỉ tiêu đã được phân bố.
Ông Nam cũng đề nghị sớm chuyển giao các cơ sở nhà, đất do bộ, ngành đang quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển kinh tế xã hội, nhất là những vị trí đã đến hoang h óa hàng chục năm.
Gỡ vướng mắc không phải là hợp thức hoá các sai phạm
Chung mối quan tâm về lãng phí, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) đề cập đến các “dự án trùm mền”, “công trình đắp chiếu” trên phạm vi cả nước.
Dù chưa có số liệu thống kê thật sự đầy đủ, chính xác về lãng phí trên, nhưng ông Thông nghĩ “không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng”. Cạnh đó, là lãng phí về nguồn lực đất đai, lãng phí cơ hội phát triển của doanh nghiệp, của đất nước, lãng phí niềm tin của Nhân dân… không thể đo đếm hết.
Đại biểu đoàn Bình Thuận đơn cử các dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành. Hay hàng nghìn, trăm nghìn căn hộ xây dựng rồi bỏ trống hoặc xây dựng dở dang “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Nguyên nhân dẫn đến lãng phí, theo đại biểu, có rất nhiều, nhưng dù nguyên nhân gì đi chăng nữa thì đây là của cải, nguồn lực của xã hội, của đất nước, nên cần tháo gỡ.
“Việc Quốc hội, Chính phủ xem xét đưa ra cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống là đồng hành, kiến tạo cho sự phát triển vì một đất nước Việt Nam hùng cường chứ không phải là hợp thức hoá các sai phạm”, ông Thông nhận định.
Bên cạnh tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương rà soát, đánh giá những dự án, công trình có vướng mắc về thể chế như các dự án qua thanh tra, kiểm tra, điều tra, bản án, các dự án chậm triển khai do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ… để đề xuất tháo gỡ.
“Có thể ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm với một số dự án cụ thể , hay ở một số địa phương cụ thể để triển khai đánh giá và nhân rộng, nhằm phát huy nguồn lực xã hội phát triển đất nước”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông góp ý.
Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (đoàn Hà Nam) cho biết, nhiều cử tri quan tâm và nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo quyết liệt để xử lý dứt điểm những vướng mắc, tồn đọng 2 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam.
Việc này để sớm đưa 2 bệnh viện này đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân. “Nếu được thì tôi đề nghị Quốc hội đưa nội dung này vào nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”, ông Thắng nói.
Liên quan đến bệnh viện này, mới đây, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cũng đã yêu cầu tập trung rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài để đưa các dự án vào hoạt động.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 5/11, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thảo luận, quyết nghị một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Trọng Tài
10:06 05/11/2024(Thanh tra) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội cấp úy, cấp tá lên 1- 4 năm. Theo Bộ Quốc phòng, nếu tăng thêm tuổi so với dự thảo luật sẽ gây ùn tắc, dôi dư trong đội ngũ sĩ quan quân đội.
Hương Giang
10:03 05/11/2024Hương Giang
20:47 04/11/2024Trần Kiên
18:48 04/11/2024Trần Kiên
18:37 04/11/2024Chính Bình
18:12 04/11/2024Trọng Tài
Hương Giang
N. Phó - L. Bình
Hải Hà
Chu Tuấn
Phương Anh
Phương Anh
Phúc Anh
Trần Quý
Cảnh Nhật
Nhóm PV
Văn Thanh