Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chưa “ngã ngũ” thu hồi đất vì lợi ích công cộng, tiếp tục điều chỉnh về giá đất

Hương Giang

Thứ sáu, 25/08/2023 - 10:55

(Thanh tra) - Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến chỉ đạo về quy định liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Còn về giá đất, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất bỏ quy định “phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường”.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: P.Thắng

Sáng ngày 25/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Qua hai lần thảo luận tại Quốc hội (kỳ họp thứ 4 và thứ 5), quy định liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng vẫn có băn khoăn; giá đất tiếp tục được điều chỉnh.

Đề nghị báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến chỉ đạo

Liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, Thường trực Ủy ban nhận thấy, quy định theo hướng liệt kê có ưu điểm bảo đảm sự rõ ràng, dễ theo dõi, dễ áp dụng.

Nhưng nhược điểm của việc liệt kê quá cụ thể là khó bảo đảm bao quát, đầy đủ.

“Quá trình thảo luận, có ý kiến cho rằng cách tiếp cận theo hướng liệt kê các trường hợp như hiện nay chưa làm rõ được sự cần thiết của các dự án, công trình này theo tinh thần của Điều 54 Hiến pháp”, ông Thanh nêu.

Do đây là nội dung cụ thể hóa Nghị quyết số 18 của Trung ương, Thường trực Ủy ban Kinh tế xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến chỉ đạo.

Liên quan đến dự án nhà ở thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị khoanh định “các trường hợp dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng thuộc diện thu hồi” là dự án trọng điểm do HDND cấp tỉnh quyết định.

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, định hướng này chưa làm rõ tính chất “để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” của việc thu hồi đất.

Phương án này cũng chưa bảo đảm rõ ràng về tiêu chí, điều kiện thu hồi đất theo yêu cầu tại kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chưa rõ ràng về các trường hợp được thực hiện dự án loại này theo hình thức thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.

Mặt khác, trong quá trình thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị với dự án nhà ở thương mại chỉ thực hiện theo cơ chế thỏa thuận, Nhà nước không thu hồi đất.

Ý kiến khác đề nghị xác định mức quy mô cụ thể của dự án nhà ở thương mại, công trình thương mại, công trình dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng là trường hợp thu hồi đất, thực hiện đấu thầu. Còn dưới mức quy mô lớn không sử dụng đất ở là trường hợp thu hồi đất, thực hiện đấu giá, trừ trường hợp đang có quyền sử dụng đất đề xuất thực hiện dự án.

Thường trực Ủy ban Kinh tế tiếp tục xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

Bỏ quy định “phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường”

Về giá đất, điểm a, khoản 1 Điều 158 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 quy định: Việc định giá đất phải đảm bảo các nguyên tắc, trong đó, phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường.

Một số ý kiến đại biểu cho rằng, quy định như dự thảo về “phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường” là chưa thực sự rõ ràng, chưa bảo đảm thể chế đầy đủ, toàn diện theo yêu cầu của Nghị quyết số 18 của Trung ương.

Ý kiến khác nhận định, khái niệm nguyên tắc thị trường rất trừu tượng, khó xác định vì phụ thuộc vào thời điểm, yếu tố cá nhân chủ quan, nhu cầu, mục tiêu, động cơ của người bán và người mua…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo được chỉnh lý theo hướng bỏ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 158.

Các điều, khoản tại dự thảo luật quy định căn cứ xác định, thông tin đầu vào, phương pháp xác định giá đất đã thể chế hóa cụ thể yêu cầu tại Nghị quyết số 18 của Trung ương về “có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường”.

“Việc bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân được thực hiện thông qua các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định của pháp luật về thuế có liên quan”, thường trực cơ quan thẩm tra lý giải.

Dự thảo mới nhất cũng bỏ quy định việc lựa chọn phương pháp theo nguyên tắc “có lợi nhất cho ngân sách nhà nước”. Thay vào đó, dự thảo quy định về trường hợp áp dụng với từng phương pháp cụ thể; lồng ghép phương pháp chiết trừ vào phương pháp so sánh, không còn là một phương pháp định giá độc lập.

Nhưng nội hàm các phương pháp đã có sự thay đổi so với quy định của pháp luật hiện hành, theo Ủy ban Kinh tế.

Cụ thể, phương pháp so sánh, không còn là phương pháp định giá thông qua việc phân tích mức giá của các “thửa đất trống”.

Phương pháp hệ số điều chỉnh, không còn là phương pháp được áp dụng để tính giá đất cụ thể do Bảng giá đất đã được điều chỉnh, cập nhật hằng năm. Phương pháp này được áp dụng trong một số trường hợp như: Tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân; tính tiền thuê đất với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất… Hệ số điều chỉnh giá đất do UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ban hành.

Đáng chú ý, dự thảo luật mới nhất đã bổ sung phương pháp thặng dư là 1 trong những phương pháp xác định giá đất và bổ sung tương ứng quy định về nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp thặng dư. “Điều kiện áp dụng phương pháp này đã có sự thu hẹp so với quy định của pháp luật hiện hành”, báo cáo Ủy ban Kinh tế nêu.

Về nội dung này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất không quy định chi tiết phương pháp định giá đất trong luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.

Hương Giang

16:19 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm