Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 17/05/2021 - 17:47
(Thanh tra) - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nếu giải quyết tốt từ cấp dưới thì số lượng đơn thư, kiến nghị dồn lên cấp trên sẽ càng ít đi. Cấp trên sẽ tập trung giải quyết được những vụ việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành hoặc thẩm quyền cao hơn.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, công tác dân nguyện đã thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Ảnh: D.Tấn
Ngày 17/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Dân nguyện.
Giải quyết các vấn đề người dân đặt ra sao cho thấu tình, đạt lý
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, dù khối lượng công việc ngày càng nhiều, tính chất nhạy cảm, phức tạp trong khi các điều kiện bảo đảm hoạt động cả về tổ chức, bộ máy, nhân lực cũng còn nhiều khó khăn nhưng công tác dân nguyện của Quốc hội nói chung và công tác của Ban Dân nguyện nói riêng đã đóng góp quan trọng vào thành công chung của Quốc hội Khóa XIV.
Công tác dân nguyện đã thúc đẩy trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, được dư luận xã hội và Nhân dân đồng tình, hoan nghênh.
Theo ông Vương Đình Huệ, trong điều kiện kinh tế, xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, cơ chế chính sách nhiều khi chưa theo kịp đòi hỏi của cuộc sống… thì ý kiến, kiến nghị của cử tri, của Nhân dân ngày càng tăng là một thực tế khách quan.
“Điều quan trọng là thái độ, cái nhìn của chúng ta để quyết tâm giải quyết các vấn đề người dân đặt ra sao cho thấu tình, đạt lý; phải cộng đồng trách nhiệm, quan tâm giải quyết các vấn đề của người dân với tính xây dựng cao, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước. Trên tinh thần đó, công tác dân nguyện sẽ dần đi vào nền nếp”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Từ thực tế các cuộc tiếp xúc cử tri, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, cử tri đánh giá rất cao thành quả chung của đất nước và cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Uy tín của Quốc hội trong lòng cử tri ngày càng cao lên.
Từ đó, ông cho rằng, công tác dân nguyện là nhiệm vụ chung của Quốc hội chứ không chỉ riêng Ban Dân nguyện.
Có thể đề xuất giám sát tối cao việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, theo Chủ tịch Quốc hội, Ban Dân nguyện tập trung triển khai hiệu quả chương trình giám sát năm 2021; chủ động nghiên cứu đề xuất hoạt động giám sát trong năm 2022 và cả nhiệm kỳ về giải quyết khiếu nại, tố cáo, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
Ông đặt vấn đề, nên chăng có kiểm đếm hồ sơ các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài, tập trung đông người, thông qua giám sát để có Nghị quyết như Quốc hội đã làm trong Khóa XIII. Hay có thể đề xuất để Quốc hội tiến hành giám sát tối cao hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến kiến nghị của cử tri.
“Công tác này cần được đo lường bằng những sản phẩm cụ thể”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Cũng theo ông Vương Đình Huệ, Ban Dân nguyện cần tham mưu cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện công tác dân nguyện đối với đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND; quan tâm hơn nữa đến công tác “hậu” giám sát, đeo bám đến cùng.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nếu giải quyết tốt từ cấp dưới thì số lượng đơn thư, kiến nghị dồn lên cấp trên sẽ càng ít đi. Còn cấp trên sẽ tập trung giải quyết được những vụ việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành hoặc thẩm quyền cao hơn.
Gợi mở Ban Dân nguyện cần nghiên cứu cơ chế để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về công tác dân nguyện của Quốc hội, ông Vương Đình Huệ cũng lưu ý, điều quan trọng là, thông qua theo dõi, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và Nhân dân thì đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách, pháp luật như thế nào….
Cạnh đó, tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa công tác dân nguyện của Quốc hội với các cơ quan hữu quan, cơ chế phối hợp của Ban Dân nguyện với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị như Thanh tra Chính phủ hay các cơ quan của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương