Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chống tham nhũng: Không thể “giơ cao đánh khẽ”, “rung cây dọa khỉ”

Thứ ba, 07/11/2017 - 08:57

(Thanh tra)- Ngày 6/11, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Nội dung này lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị)

Không công khai chỉ xin lỗi, thành thật xin lỗi

“Chúng ta đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn về tham nhũng tạo niềm tin ở nhân dân vào quyết tâm của Đảng và Chính phủ về chống giặc nội xâm”, đại  biểu (ĐB) QH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nhấn mạnh.

Nhưng ông cho rằng, mới phát hiện, xử lý các vụ tham nhũng nhỏ ở cấp xã, huyện, “vạch mặt ra những con mèo ăn vụng của dân, của nước” hoặc những vụ đặc biệt nghiêm trọng được xã hội quan tâm. Còn cấp tỉnh thì ít được phát hiện, xử lý.

“Phải chăng chúng ta đang bỏ lọt tham nhũng ở khu vực này hay khi phát hiện thì xử lý theo kiểu khép kín nội bộ, phê bình nghiêm khắc, kiểm điểm rút kinh nghiệm”, ĐBQH tỉnh Quảng Trị băn khoăn và đề nghị, công khai, kiên quyết xử lý nghiêm minh đúng pháp luật không để hành chính hóa các quan hệ hình sự.

“Cần xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu và không thể "giơ cao đánh khẽ", "rung cây dọa khỉ" mãi được”, ông Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh.

Ủy ban Tư pháp cũng nhận định, việc xử lý người có hành vi tham nhũng, người bao che cho hành vi tham nhũng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong nhiều trường hợp chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng “nhờn luật”.

Quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, ĐBQH Bùi Văn Phương (Ninh Bình) lưu ý, việc thực hiện chế độ công khai, minh bạch không được chấp hành nghiêm túc.

“Dường như rất ít cơ quan thực hiện công khai, minh bạch và chỉ coi đó là một việc thiếu sót, chứ không phải vi phạm pháp luật. Mà thiếu sót, lâu nay chúng ta kiểm tra, kiểm tra rồi chỉ đến mức rút kinh nghiệm, xin lỗi, xin lỗi chưa đủ thì thành thật xin lỗi. Vì vậy, việc chấp hành pháp luật của chúng ta không nghiêm, người dân dị nghị về chuyện tham nhũng, tiêu cực của chúng ta không được chú ý đấu tranh phòng, chống”.

Quà cảm ơn, quà bắt tay trong thu nhập của cán bộ rất lớn

Theo ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An), gần đây, cả nước “nóng” lên khi nói đến công khai, minh bạch trong kê khai tài sản của cán bộ công chức, nhất là người giữ chức vụ quyền hạn, nắm cương vị lãnh đạo ở những vị trí nhạy cảm dễ phát sinh tài sản bất thường, tham nhũng.

ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An)

“Có những vụ gây dư luận bất bình vì số tài sản khổng lồ của cán bộ công chức có chức vụ ở công ty Nhà nước, các cấp, ngành trong thời gian dài đã nhiều lần kê khai không đúng, đầy đủ thu nhập theo quy định”, ĐB tỉnh Nghệ An nêu.

ĐB đoàn Nghệ An cho rằng, số lượng phát hiện kê khai tài sản không đúng, không trung thực còn quá ít so với thực trạng. Việc này cho thấy biện pháp phòng chống tham nhũng còn mang tính hình thức và hiệu quả còn thấp.

“Việc kê khai thu nhập, đặc biệt thu nhập ngoài lương, quà tặng, quà biếu, quà cảm ơn, quà bắt tay chiếm tỷ lệ rất lớn trong thu nhập nhưng chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, chưa có chế tài xử lý, kê khai tài sản không trung thực, không chứng minh giải trình nguồn gốc hợp pháp”, ĐB Mão nói.

Theo ông Mão, đối tượng có nhiều tài sản thường tìm cách tẩu tán tài sản bằng cách để người thân họ hàng đứng tên các loại tài sản lớn, thậm chí mua vàng, đô la, kim cương… để ẩn giấu, tránh kiểm soát phiền hà. Cho nên, cần nâng cao tính minh bạch trong kê khai tài sản của công chức.

Ở góc độ cơ quan thẩm tra, theo Ủy ban Tư pháp, nguyên nhân biện pháp này còn hình thức, hiệu quả thấp là do chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; việc thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến.

Đáng lưu ý, quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về căn cứ xác minh tài sản chưa đầy đủ, một số căn cứ không mang tính bắt buộc và có thể dẫn đến tùy nghi trong áp dụng; chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu để phát hiện, xử lý đối với những trường hợp kê khai tài sản, thu nhập thiếu trung thực và chưa có cơ chế xử lý tài sản không chứng minh, không giải trình được nguồn gốc hợp pháp.

Sốt ruột thu hồi tài sản tham nhũng thấp

ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đánh giá, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đã có kết quả đã tích cực hơn, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu.

“Cơ quan điều điều tra, viện kiểm sát có làm tốt công tác điều tra, truy tố đến đâu, tòa án có tuyên bản án nghiêm khắc, kiên quyết đến đâu, mà chưa thu hồi được tài sản tham nhũng thì việc xử lý tham nhũng chưa triệt để, chưa đạt được mục tiêu Đảng, Nhà nước đề ra”, nữ ĐBQH nói.

Để tăng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, ĐBQH Hoa cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện Luật PCTN theo hướng mở rộng diện kê khai tài sản, công khai thực chất hơn, xác minh chủ động. Khi định xác được tài sản do tham nhũng mà có thì cần có biện pháp kiên quyết thu hồi triệt để.

“Trong xử lý các vụ tham nhũng, cơ quan tiến hành tố tụng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa trong khám phá, điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời kịp thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự như kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản… tranh tài sản bị tẩu tán”, bà Hoa đề nghị.

Cũng sốt ruột về thu hồi tài sản tham nhũng, ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) dẫn, vụ cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại tập đoàn Vinashin, theo quyết định thi hành án, Phạm Thanh Bình và Trần Văn Liêm phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Vinashin hơn 989 tỷ đồng và tiền lãi chậm trả. Nhưng đến tháng 7/2017 vẫn chưa thi hành được khoản nào. 

ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng)

Hay trong vụ Vinalines, Dương Chí Dũng phải bồi thường cho công ty Hàng hải Việt Nam số tiền 110.000 tỷ đồng và lãi trả chậm, đến nay mới thi hành được hơn 21 tỷ đồng.

"Với những số liệu nêu trên cho thấy việc thu hồi tài sản là quá nhỏ so với thiệt hại lớn mà tội phạm tham nhũng gây ra cho ngân khố quốc gia. Theo tôi các cơ quan cần coi thu hồi tài sản tốt là chính sách quan trọng ưu tiên hàng đầu trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án", ông Hiển nói và báo cáo phải đánh giá đầy đủ vấn đề này để đưa ra giải pháp cụ thể.

Chú trọng chống tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau” Ủy ban Tư pháp tán thành với đánh giá rất nghiêm túc của Chính phủ về những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác PCTN và cho rằng, hiện nay việc thực thi pháp luật nói chung, pháp luật về PCTN nói riêng còn chưa nghiêm. “Ý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; việc nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn chưa được ngăn chặn”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo tại Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga   Đáng chú ý, theo bà Lê Thị Nga, nếu như trước đây, tình trạng “lợi ích nhóm”, “sân sau” mới chỉ là nghi ngờ của dư luận cử tri, nhưng qua một số vụ án lớn được xét xử gần đây, qua kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho thấy những nghi ngờ của dư luận cử tri là có căn cứ. Ủy ban Tư pháp đề nghị, bên cạnh việc chống các hành vi nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt”, năm 2018, Chính phủ, các ngành, các cấp cần tiếp tục chú trọng PCTN dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trong đó tập trung vào việc nhận diện, chỉ ra những biểu hiện cụ thể của loại hình tham nhũng này để kịp thời phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng lớn. “Đối với những vụ việc kê khai tài sản, bổ nhiệm cán bộ mà dư luận xã hội và cử tri bức xúc, cần khẩn trương vào cuộc để thanh tra, kiểm tra, làm rõ có hay không có tiêu cực, tham nhũng để sớm kết luận, trả lời công luận, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; đồng thời cũng kịp thời bảo vệ uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan”, Ủy ban Tư pháp kiến nghị.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm