Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 13/06/2024 - 09:45
(Thanh tra) - Tại phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 5 của năm 2024, Chính phủ xem xét, cho ý kiến đề nghị sửa Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và nhiều nội dung quan trọng khác.
Toàn cảnh phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 5 của năm 2024. Ảnh: N.Bắc
Ngày 13/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2024 - là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 5 của năm 2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Theo chương trình, phiên họp dự kiến xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 6 nội dung.
Trong đó, có 3 dự án luật: Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
3 đề nghị xây dựng luật, gồm: Luật Dữ liệu, Luật Phòng bệnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang lần đầu tham dự phiên họp Chính phủ trên cương vị mới, trọng trách mới.
Về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, theo Thủ tướng, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo,
Các bộ, ngành, địa phương cũng phải ưu tiên nguồn lực cho công tác pháp chế, xây dựng pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ nào, cơ quan nào chưa giao bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì phải phân công và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh những yêu cầu với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế: Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc trong thực tế; đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các vấn đề đột xuất, phát sinh.
“Những vấn đề đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục luật hóa thực hiện”, Thủ tướng nói.
Còn những vấn đề chưa có quy định, hoặc đã có quy định, nhưng chưa theo kịp thực tiễn, theo người đứng đầu Chính phủ, phải xây dựng quy định để tạo hành lang pháp lý cho phát triển, mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn nhưng không nóng vội.
Thủ tướng nêu rõ, phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần này thời gian ít, yêu cầu cao, phạm vi rộng, nội dung phong phú.
Ông đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp.
Từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 26 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế (9/2021); cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với gần 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua hơn 60 luật, nghị quyết; ban hành hơn 350 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 85 quyết định quy phạm.
Riêng 5 tháng đầu năm 2024, Chính phủ đã tổ chức 4 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 20 đề nghị xây dựng luật, nghị quyết, dự án luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.
(Thanh tra) - Sáng 22/11, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh