Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Lúc cần đưa ra quyết định sáng suốt, lại bị chĩa máy quay, phải nở nụ cười

Hương Giang

Thứ ba, 26/03/2024 - 17:00

(Thanh tra) - Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, nếu không đổi tên tòa án bây giờ là lỡ một cơ hội đổi mới triệt để hoạt động tòa án. Còn quy định ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của chủ tọa để bảo đảm tổ chức phiên tòa: Đúng luật, chất lượng, nghiêm túc.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình lý giải đề xuất đổi tên tòa án; ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép. Ảnh: P.Thắng

Nội dung này được Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi, chiều 26/3.

Đổi tên để bảo đảm độc lập của Tòa án

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử là quan điểm xuyên suốt từ trước tới nay.

Luật hiện hành không quy định tòa án cấp tỉnh làm cái này, cấp huyện làm cái kia, mà chỉ quy định tòa sơ thẩm, phúc thẩm… Bản án cũng không nói Tòa án TP Hà Nội làm cái này, Tòa án quận Ba Đình làm cái kia, mà chỉ nói tòa sơ thẩm quyết định thế này, tòa phúc thẩm quyết định cái kia.

“Kinh nghiệm quốc tế, không nước nào tổ chức tòa án cấp tỉnh, cấp huyện cả”, ông Nguyễn Hòa Bình cho hay.

Trước ý kiến một số đại biểu nêu “chỉ đổi tên, không đổi thẩm quyền”, Chánh án TAND Tối cao nói, đổi tên, đổi cả thẩm quyền theo thẩm quyền xét xử với nhiều quy định đã được bổ sung.

“Thực tế là đổi tên, đổi thẩm quyền, nhưng đổi thẩm quyền sẽ còn nhiều hơn nữa khi sửa các luật tố tụng và phân cấp của tòa án”, ông Bình cho rằng, hiện quy định hiện hành đã tiến một bước là phân công Tòa án cấp huyện xử vụ án hình sự có khung hình phạt đến 15 năm, nhưng không thể dừng lại mãi ở 15 năm.

Hay, một số vụ có yếu tố nước ngoài phải chuyển lên tòa cấp tỉnh nhưng thực tế năng lực tòa cấp huyện, đặc biệt là tòa cấp quận của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng có thể xử được. “Không việc gì phải lên tỉnh làm”, theo lời Chánh án TAND Tối cao.

Quan trong hơn, ông Bình nhấn mạnh, đổi mới tổ chức tòa án theo hướng tổ chức TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm là bảo đảm nguyên tắc độc lập của Tòa án, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

“Chúng tôi xin cho phép lập 2 phương án để giải trình trước Quốc hội. Chúng ta không làm thì tương lai con cháu chúng ta cũng phải làm, vì đây là xu hướng thế giới, xu hướng tiến bộ”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói, “nếu không sửa bây giờ là lỡ một cơ hội để đổi mới triệt để hoạt động tòa án”.

“Nếu tổ chức phiên tòa vi phạm quyền con người là tòa vi phạm”

Về quy định ghi âm, ghi hình tại phiên tòa chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của chủ tọa cũng được Chánh án TAND Tối cao giải trình. Theo ông, Tòa án không điều chỉnh việc truyền thông vụ án của cơ quan báo chí, mà chỉ điều chỉnh trong phiên tòa.

“Ra ngoài hành lang phỏng vấn ai, đưa tin như thế nào là việc của truyền thông, chúng tôi không ngăn cản, không điều chỉnh”, ông Bình nói.

Còn việc tổ chức phiên tòa, Chánh án TAND Tối cao nhấn mạnh phải bảo đảm 3 yêu cầu: đúng luật; chất lượng; trang nghiêm, nghiêm túc. Cho nên, tòa án phải quy định việc truyền thông.

“Nếu tổ chức phiên tòa vi phạm quyền con người là tòa vi phạm”, ông Bình dẫn chứng, vụ án ly hôn, ra trước tòa, chồng nói thế này, vợ nói thế kia, được ghi âm, ghi hình rồi đưa lên mạng, sẽ rất phức tạp, xâm phạm đến quyền con người.

Chánh án cũng cho hay, để bảo đảm chất lượng phiên tòa, thế giới cũng không cho truyền thông ghi âm, ghi hình.

“Lúc xét xử, hội đồng xét xử, viện kiểm sát, luật sư toàn tâm, toàn ý suy nghĩ cho vụ án, mà cứ chĩa máy quay vào mặt người ta thì người ta bị phân tán”, ông Bình nói, bản thân hội đồng xét xử, kiểm sát viên, điều tra viên cũng muốn hình ảnh đưa lên truyền thông bị xấu.

“Lúc cần đưa ra quyết định sáng suốt nhất, người ta lại bị chĩa máy quay vào, phải nở nụ cười”, Chánh án TAND Tối cao nói thêm, truyền hình muốn lấy góc máy đẹp nhất thì phải xách máy đi chỗ nọ, chỗ kia, như vậy ảnh hưởng đến tính nghiêm túc của phiên tòa.

“Tiếp thu ý kiến, chúng tôi quy định tòa án sẽ ghi âm, ghi hình phục vụ công tác nghiệp vụ, lưu trong hồ sơ vụ án. Việc sử dụng phải bảo đảm quyền con người. Sau này viện kiểm sát giám sát sẽ dựa trên kết quả ghi âm, ghi hình”, ông Nguyễn Hòa Bình nêu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm