Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/03/2020 - 17:22
(Thanh tra) - Theo người đứng đầu Chính phủ, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí rất lớn mà còn góp phần phòng, chống tham nhũng.
Người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ công trên không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính
Chiều 13/3, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến công bố dịch vụ công tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; sơ kết 3 tháng vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia và ra mắt Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sự kiện này có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp và Tổ chức Y tế thế giới công bố đây là đại dịch toàn cầu.
Chỉ mất khoảng 3 phút để nộp phạt
Hội nghị này công bố tích hợp thêm 11 dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trong đó, có nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại 5 tỉnh, TP là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận; nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; thực hiện nộp thuế cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế môn bài…
Hiện nay người vi phạm thường phải đến cơ quan công an hoặc bưu điện để nhận quyết định xử phạt và đến kho bạc để nộp phạt, sau đó quay về nơi ra quyết định xử phạt trình biên lai đóng tiền để được nhận lại các loại giấy tờ.
Việc nộp phạt và nhận lại giấy tờ vi phạm như vậy mất không ít thời gian và chi phí đi lại, chờ đợi, đặc biệt, những trường hợp đang cư trú tại một địa phương nhưng lại vi phạm giao thông ở một địa phương khác; hoặc trường hợp không có thời gian đi lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nộp phạt và nhận lại giấy tờ xe.
Với việc tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, căn cứ trên biên bản xử phạt, người dân trên cả nước nếu vi phạm giao thông chỉ mất khoảng 3 phút để truy nhập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia nộp phạt và lựa chọn đăng ký nhận kết quả tại nhà qua bưu điện.
Người sử dụng cũng có thể chọn hình thức chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát thường, hệ thống sẽ hiển thị thời gian và mức phí chuyển phát giấy tờ.
“Khi truy cập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ công trên không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Giảm phiền hà nhũng nhiễu, phòng chống dịch
Đánh giá cao những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đưa Cổng Dịch vụ công quốc gia vào hoạt động không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí rất lớn mà còn góp phần phòng chống tham nhũng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
"Không gặp nhau nên không có nói qua, nói lại, chuyện này, chuyện khác phức tạp. Nhất là cảnh sát giao thông mang tiếng việc này nhiều lắm, rồi thuế, hải quan. Việc không phải gặp người nộp phạt, người nộp thuế thì sẽ tạo môi trường tốt, liêm chính cho cán bộ công chức”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, trong thời điểm dịch bệnh Covid -19 lan rộng ở nước ta, việc không tiếp xúc trực tiếp khi thực hiện các dịch vụ công góp phần chống dịch rất lớn.
Ngoài những dịch vụ công đang được vận hành trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, vẫn còn nhiều dịch vụ khác chưa được đưa vào, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi khi tương tác qua cổng.
“Cái gì có lợi cho dân thì chúng ta phải thực hiện, cái gì giảm chi phí cho doanh nghiệp chúng ta phải quan tâm, hướng đi của chúng ta là đúng”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh và yêu cầu không chỉ dừng lại với những kết quả đã đạt được mà phải thực sự cải tiến bảo đảm chất lượng tốt hơn.
Từ đó, Thủ tướng nêu rõ, phải tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Với các dịch vụ công đã được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia thì các bộ, ngành, địa phương phải tiếp nhận giải quyết bảo đảm đúng tiến độ.
Các bộ: Công an, Giao thông Vận tải, Tài chính được giao tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện triển khai toàn quốc các dịch vụ xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy trước 30/6/2020.
Vận hành hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ tiết kiệm 460 tỉ đồng/năm
Trong chiều ngày 13/3, Văn phòng Chính phủ khai trương một số phân hệ của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Theo tính toán, nếu điện tử hóa tất cả các báo cáo với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, ước tính chi phí tiết kiệm được cho Ngân sách Nhà nước sẽ khoảng 460 tỷ đồng/năm.
Mục tiêu đặt ra của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác công tác tham mưu, tổng hợp, báo cáo; góp phần chuyển đổi phương thức chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số được tổng hợp, phân tích theo thời gian thực, hiển thị trực quan thông qua các hệ thống thông tin, bảng hiển thị.
Đáng chú ý, tại thời điểm khai trương mới chỉ đưa vào triển khai 8 nhóm dịch vụ công thì đến nay trên Cổng Dịch vụ công quốc gia có 169 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
Trong đó, có 2 dịch vụ công có số lượng hồ sơ trực tuyến là: Thông báo hoạt động khuyến mại (9.246 hồ sơ) và Đổi giấy phép lái xe (gần 3.000 hồ sơ).
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội đưa ra các nguyên tắc quản lý và phát triển trí tuệ nhân tạo AI, đồng thời đề xuất chính sách ưu đãi với doanh nghiệp công nghệ số.
Hương Giang
10:45 23/11/2024(Thanh tra) - Theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội, nếu quy định như dự thảo luật về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp Nhà nước sẽ lỡ cơ hội đầu tư, dễ dẫn đến vi phạm.
Hương Giang
09:06 23/11/2024Hoàng Nam
22:10 22/11/2024Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình