Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người dân ngồi nhà nộp tiền phạt vi phạm giao thông online chỉ mất 3 phút

Thứ ba, 10/03/2020 - 16:45

(Thanh tra) – Chỉ cần cầm biên bản xử phạt, người dân ngồi nhà vẫn nộp được tiền phạt vi phạm giao thông qua cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) với thời gian 3 phút.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: HG

Ngày 10/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành liên quan nhằm kiểm thử, đánh giá kết quả tích hợp, cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến trên cổng DVCQG.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, việc tích hợp thêm các dịch vụ trên cổng DVCQG có ý nghĩa quan trọng.

Theo Bộ trưởng, điều này vừa cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, vừa góp phần giảm sự lây lan dịch Covid -19 vì người dân không phải trực tiếp đi thực hiện các thủ tục.

Chưa có tài khoản vẫn có thể nộp phạt trực tuyến

Tại cuộc họp, báo cáo về việc đưa dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ lên cổng DVCQG, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đến 9 giờ tối 9/3 đã kết nối thành công.

Các dịch vụ được demo tại cuộc họp gồm: Thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; nộp thuế cá nhân; thu phí, lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy; kê khai và nộp thuế doanh nghiệp; cấp mã số đơn vị quan hệ ngân sách, khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với Kho bạc Nhà nước; hủy tờ khai hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan; đăng ký hợp đồng cung ứng lao động; đăng ký khai sinh và cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Đây là các dịch vụ sẽ được tích hợp và cung cấp trên cổng DVCQG dự kiến từ ngày 13/3.

Theo Bộ trưởng, thời gian từ nay đến thời điểm công bố không còn dài, vì vậy, các bộ, ngành, cơ quan liên quan cần rà soát lại để có thể vận hành trơn tru, chú ý tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, thực hiện đúng nguyên tắc đăng nhập 1 lần, loại bỏ bớt hồ sơ đính kèm.

“Đến giờ phút này, mọi điều kiện cần thiết đã xong và đã thực hiện thành công trên cổng DVCQG”, Thiếu tướng Lê Xuân Đức nói.

Qua demo của Cục Cảnh sát giao thông cho thấy, kể cả người dân chưa có tài khoản trên xổng DVCQG vẫn có thể thực hiện nộp phạt trực tuyến.

Theo đó, sau khi đăng nhập vào Cổng DVCQG, nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên, người vi phạm sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt của mình và thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai. Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt đó để thực hiện trả giấy tờ cho người dân theo yêu cầu.

“Người dân chỉ cần cầm biên bản xử phạt. Quy trình thực hiện với người thông thạo chỉ mất 3 phút, còn thông thường mất khoảng 10 phút là thực hiện xong”, Thiếu tướng Đức thông tin.

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, số biên bản xử phạt vi phạm hành chính sinh ra từng ngày, không phải là số duy nhất. Vì vậy, người dân phải sử dụng 3 trường thông tin trên (số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên) để tìm ra quyết định xử phạt.

Thí điểm tại 5 tỉnh, TP

Đặt vấn đề “từ khi có biên bản đến khi có quyết định xử phạt là bao lâu?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu ví dụ: “Tôi đi từ Phủ Lý lên Hà Nội 1 tiếng thôi, tôi mượn vợ thẻ ATM để thanh toán tiền nộp phạt rồi đi Hải Dương luôn, tôi cần có biên lai nộp phạt ngay”.

Theo Bộ trưởng, quy trình xử lý trong hệ thống cảnh sát giao thông cần phải rút ngắn để ra quyết định xử phạt một cách nhanh nhất, tốt nhất là trong ngày.

Lý giải điều này, Thiếu tướng Lê Xuân Đức cho biết, theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 7 ngày, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vì có hành vi có thể ra quyết định xử phạt ngay như vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ… nhưng có những hành vi cần phải xác minh làm rõ như giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp…

Theo ông Đức, với hành vi có thể ra quyết định xử phạt ngay, sau ca công tác (4 giờ), tổ tuần tra kiểm soát bàn giao giấy tờ biên bản cho bộ phận trực tại nhà để ra quyết định xử phạt.

Trước mắt, dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận.

Tính đến 17 giờ ngày 9/3 (sau 3 tháng khai trương), đã có 77.226 tài khoản đăng ký trên cổng DVCQG, hơn 20,9 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ; hơn 2,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái.

Dự kiến chiều 13/3, sẽ khai trương hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, sơ kết 3 tháng triển khai cổng DVCQG và tích hợp bổ sung thêm các dịch vụ công trên.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, số 20,9 triệu lượt truy cập vào cổng DVCQG chủ yếu là người dân, số doanh nghiệp tham gia còn hạn chế, cần phải đưa các dịch vụ công liên quan đến doanh nghiệp như kê khai nộp thuế, hải quan vào thì sự tham gia của doanh nghiệp mới tăng lên. 

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm