Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần đảm bảo quyền tự do lập Hội

Thứ sáu, 16/10/2015 - 06:41

(Thanh tra)- Cho ý kiến về dự thảo Luật về Hội ngày 15/10, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, cần phải bảo đảm quyền tự do lập Hội của công dân theo tinh thần của Hiến pháp mới…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, cần quy định rõ để bảo đảm quyền tự do lập hội của công dân theo quy định của Hiến pháp. Ảnh: TN

Chỉ điều chỉnh Hội có tư cách pháp nhân là chưa đủ

Dự thảo Luật về Hội chỉ điều chỉnh những hội có tư cách pháp nhân. Đại biểu Trương Thị Mai cho rằng, cần làm rõ những tổ chức không có tư cách pháp nhân thì sẽ chịu điều chỉnh của văn bản pháp luật nào, vai trò quản lý Nhà nước thể hiện ra sao.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cho biết, hiện nay, các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam rất nhiều. Bộ Công an cũng cho phép họ sau khi đăng ký hoạt động sẽ được khắc dấu hoặc mang con dấu vào hoạt động tại Việt Nam. Vậy, tại sao dự thảo luật không đề cập đến vấn đề này?

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề, đây là luật về hội hay luật về lập hội của công dân Việt Nam? Nếu là luật về hội thì tại sao “hằng hà sa số” các hội hiện nay lại không được đề cập, kể cả những hội hay các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam? Những hội mang tính chất câu lạc bộ, mang tính chất giao lưu, gặp gỡ, hội họp như hưu trí, đồng hương, đồng niên… thái độ của chúng ta như thế nào cũng chưa rõ.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần quy định rõ, những hội có tư cách pháp nhân thì phải tuân theo luật về hội, còn những hội khác thì cứ tự do thành lập, tự do hoạt động theo Hiến pháp. Quy định như vậy mới thấy được là quyền lập hội được bảo đảm theo Hiến pháp năm 2013. Luật cũng cần quy định rõ việc công nhận các hội, tổ chức phi chính phủ để cho họ được hoạt động tại Việt Nam được thực hiện như thế nào, điều kiện để được công nhận hoạt động ra sao, vì việc công nhận này lâu nay vẫn được thực hiện.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu Bộ Nội vụ tiếp thu, chỉnh lý những ý kiến của các ủy viên UBTVQH để kịp trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10 sắp tới.

Giám sát phải đi đến cùng

Cùng ngày, cho ý kiến báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND, nhiều ý kiến của các thành viên UBTVQH đều nhất trí rằng cần nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, nhất là phải đi đến cùng công tác giám sát.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, hoạt động giám sát có một yếu điểm đó là sau giám sát mọi sự lại… trôi qua. Cho nên, phải làm sao giám sát của Quốc hội, UBTVQH, các đoàn ĐBQH, HĐND phát huy hiệu quả. Không nói rồi để đấy. Mỗi cuộc giám sát phải có báo cáo kết quả, trong đó nêu lên các kiến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan, việc thực hiện phải có thời hạn nhất định, sau thời gian phải giám sát trở lại, nếu không thực hiện phải chịu trách nhiệm.

“Nếu không giám sát nghiêm, Quốc hội hoạt động không thực chất”, Chủ tịch Quốc hội nói và dẫn chứng vụ ĐB Nguyễn Sỹ Cương đã nêu về tiêu cực “bôi trơn” trong làm sổ đỏ ở Hà Nội “nếu đủ căn cứ chứng minh điều đó là đúng thì phải làm đến cùng, có kiến nghị cụ thể, yêu cầu rõ ràng”.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng nhấn mạnh, “hiệu quả của giám sát được thể hiện ở việc sau giám sát, những kiến nghị được thực hiện đến đâu, tạo ra chuyển biến gì nên cần quy định rõ”.

Đề bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về chế tài xử lý đối với đối tượng chịu sự giám sát và các cơ quan liên quan trong trường hợp không giải quyết hoặc không trả lời yêu cầu, kiến nghị của các chủ thể giám sát; quy định thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải xử lý các kết luận, kiến nghị giám sát; làm rõ giá trị pháp lý của kết luận, kiến nghị giám sát.

Hôm nay (16/10), sau khi cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác, UBTVQH sẽ bế mạc phiên họp thứ 42.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm