Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 29/04/2020 - 20:04
(Thanh tra)- “Cần có “thang đo” cụ thể, lượng hóa được hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá người tài, nếu không các chính sách sẽ trở thành lý thuyết và rất khó phát hiện ai là nhân tài”.
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: PA
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
Ngày 29/4, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp tổ chuyên gia xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài.
Mục tiêu chung của đề án là thu hút, trọng dụng người có tài năng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Đối tượng của đề án là tất cả các hoạt động phát hiện, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với người có tài năng (nhân tài) ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Phạm vi đề án đặt ra là các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên phạm vi cả nước.
Đáng lưu ý, về giải pháp sẽ chú trọng đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Gắn chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài với thực hiện lộ trình cải cách tiền lương phù hợp với từng nhóm đối tượng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ, năng suất lao động, hiệu quả công tác và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực của đất nước…
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nhấn mạnh tư tưởng “hiền tài là nguyên khí quốc gia” và cho rằng, thời kỳ nào nhân tài được trọng dụng, thời kỳ đó thịnh vượng. Đất nước nào phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ tốt với nhân tài, đất nước đó phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cho biết, qua các kỳ Đại hội và Hội nghị Trung ương, vấn đề "nhân tài" luôn được quan tâm đề cập với những định hướng cơ bản, chiến lược.
Khẳng định tính khả thi và thực tiễn cao của đề án trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị thành viên tổ chuyên gia, với kinh nghiệm và kiến thức của mình tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến phát hiện nhân tài, phân biệt được người có tài năng. Sau khi phát hiện thì đặt ra cơ chế để thu hút. Cùng với đó là các vấn đề liên quan đến việc trọng dụng, sử dụng để làm sao “dụng nhân như dụng mộc” và cuối cùng là các chính sách đãi ngộ đối với nhân tài.
Tại cuộc họp, các thành viên tổ chuyên gia cơ bản nhất trí với dự thảo đề cương đề án và cho rằng, đây là nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, có tính bền vững, lâu dài nhằm phát hiện, trọng dụng đội ngũ nhân tài, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ kinh nghiệm phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… tổ chuyên gia đề nghị thu hút cả các chuyên gia nước ngoài, với kinh nghiệm của họ sẽ giúp Việt Nam trong các mối quan hệ với nước ngoài, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tiếp thu tinh hoa thế giới để áp dụng tại Việt Nam.
“Phát hiện nhân tài như “đãi cát tìm vàng”
Theo tổ chuyên gia, các chính sách phải được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài nhưng thực sự chưa hiệu quả. Do vậy, cần phải nghiên cứu xem vướng mắc để đưa ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Tổ chuyên gia kiến nghị việc đầu tiên phải khái niệm thế nào là nhân tài và có “thang đo” cụ thể, lượng hóa được hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá người tài, nếu không các chính sách sẽ trở thành lý thuyết và rất khó phát hiện ai là nhân tài.
“Phát hiện nhân tài như “đãi cát tìm vàng”, do đó, “phải chỉ ra được và nhận diện được nhân tài thế nào, nếu đãi cát tìm vàng mà không biết vàng thế nào thì tìm sao được?”, tổ chuyên gia nhấn mạnh.
Các chuyên gia cho rằng, việc phát hiện nhân tài phải từ thực tiễn, “chỉ có quần chúng nhân dân mới đánh giá được một người có tài hay không”, phát hiện càng sớm càng tốt để đào tạo, bồi dưỡng và bố trí phù hợp với năng lực, sở trường để họ phát huy tốt nhất…
Về cơ chế thu hút, các chuyên gia đề nghị phải xác định thu hút từ đâu và phải có cơ chế đãi ngộ khác biệt mới có thể thu hút được nhân tài, đây sẽ là đường thông cho các cơ quan sử dụng nhân tài, có thể là cơ chế “dự án”, “chương trình đặc biệt” của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra, tổ chuyên gia kiến nghị đề án cần xây dựng các phương thức tuyển dụng đặc biệt để hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng. Không nên chú trọng bằng cấp mà cần chú trọng năng lực vì năng lực rất đa dạng, phù hợp với từng lĩnh vực.
Trong đó lưu ý đến việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường đại học với các cơ quan Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước cần chủ động thực hiện, có thể xây dựng quỹ tài năng quốc gia để phát hiện, bồi dưỡng và thu hút nhân tài.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương