Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 16/12/2021 - 17:30
(Thanh tra) - Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 186,4%; số ca tử vong tăng 102,6%, số ca nặng, nguy kịch tăng 62,2%.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: NB
Chiều nay (16/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID -19 chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành để đánh giá tình hình và đề ra giải pháp cụ thể nhằm giảm số ca chuyển nặng, tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, tăng cường hệ thống y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh chủng Omicron xuất hiện mà WHO cảnh báo lây lan nhanh, độc lực chưa thể đánh giá hết, do đó kêu gọi cả thế giới tiếp tục cảnh giác, không được lơ là, chủ quan.
Mở đầu cuộc họp, người đứng đầu Chính phủ lưu ý tình hình dịch trong nước còn diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID -19, nhất là trong cộng đồng và số ca tử vong vẫn tăng; năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở vẫn chưa có nhiều chuyển biến...
Vì vậy, cần phải tiếp tục bàn, đánh giá trên phạm vi cả nước để đưa ra các giải pháp cụ thể, thực chất để quyết liệt, ngăn chặn các ca nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là các ca chuyển nặng, kiểm soát bằng được các ca tử vong.
Thủ tướng cũng đề nghị, bàn các giải pháp thực hiện thần tốc chiến dịch tiêm vaccine cho cả đối tượng từ 18 tuổi trở lên và 12 đến 18 tuổi; về thuốc điều trị COVID -19; tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng..
Mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng, người dân có tâm lý chủ quan
Theo báo cáo của Bộ Y tế do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, đợt dịch thứ 4 đến ngày 15/12, cả nước đã ghi nhận trên 1,4 triệu ca mắc, hơn 1 triệu người đã khỏi bệnh.
Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 44 tỉnh, thành phố).
So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 186,4%; số ca tử vong tăng 102,6%, số ca nặng, nguy kịch tăng 62,2%.
Nguyên nhân là sau khi thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800, các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường.
Trong khi đó, mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng; biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, biến chủng Omicron khi lan rộng trên thế giới thì có thể sẽ xâm nhập vào nước ta.
Bộ Y tế cũng nhìn nhận có tâm lý chủ quan của người dân, những người tiêm vaccine giai đoạn đầu miễn dịch sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian, còn những người mới tiêm cần có thời gian để sinh miễn dịch.
Trên 60% dân số được tiêm đủ liều vaccine
Về công tác tiêm vaccine, theo Bộ Y tế tính đến 14/12, Việt Nam đã tiếp nhận gần 169 triệu liều vaccine phòng COVID -19.
Bộ Y tế đã phân bổ 103 đợt vaccine phòng COVID -19 với tổng số 154 triệu liều. Số vaccine này đã đảm bảo đủ để tiêm liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên, tăng 24 triệu liều so với kế hoạch dự kiến cung ứng cho các tỉnh, thành phố. Còn khoảng 14,8 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.
Tổng số vaccine dự kiến tiếp nhận đến hết năm, theo Bộ Y tế, khoảng 42,6 triệu liều và quý I/2022 có thêm khoảng 15 triệu liều vaccine do Chương trình COVAX Facility viện trợ, đủ để tiêm liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và tiêm mũi nhắc lại cho 95% người từ 18 tuổi trở lên.
Đến hết 14/12, cả nước đã tiêm được hơn 135 triệu liều vaccine, tỷ lệ sử dụng đạt 88%. Trong đó, tỷ lệ tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên là hơn 127 triệu liều; từ 12 đến 18 tuổi tiêm được trên 7,6 triệu liều. Đáng chú ý, hơn 1 triệu liều vaccine mũi 3 đã được tiêm cho người dân.
Như vậy, tính trên toàn bộ dân số đã tiêm được 77% liều mũi 1 và 60% liều mũi 2. Theo Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã đạt trên 60% dân số được tiêm đủ liều vaccine, vượt 20% so với mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2021.
Kiến nghị dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết
Kiến nghị giải pháp chống dịch thời gian tới, Bộ Y tế nhấn mạnh nhiệm vụ ngăn chặn lây nhiễm cộng đồng, dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn COVID -19.
Cùng với đó, tăng cường các biện pháp giám sát, truy vết, phát hiện nhanh các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Bộ Y tế cùng đề nghị các địa phương, đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng, vaccine phòng COVID-19, điều trị và thuốc điều trị COVID-19 và nâng cao năng lực y tế cơ sở…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng